Chỉ số EPS là gì? Một số hạn chế cần khắc phục

Chỉ số EPS có lẽ sẽ là thuật ngữ còn nhiều xa lạ với những người chưa biết nhiều về chứng khoán. Trong đầu tư chứng khoán và trong cả các báo cáo tài chính thì người ta vẫn thường sử dụng chỉ số này. Muốn biết một doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận hay không thì có thể dựa vào chỉ số này. Bạn có thể cắt nghĩa nôm na để hiểu thì nó là lợi nhuận sau khi khấu trừ đi thuế của một doanh nghiệp.

Muốn tính được lợi nhuận chính xác thì buộc các nhà đầu tư phải nằm lòng về các chỉ số này. Nếu không thì sẽ không đưa ra được những phán đoán lợi nhuận để đưa ra các chiến lược đầu tư cụ thể. Nếu như bạn cũng muốn các giao dịch của mình trở nên tốt hơn thì chắc chắn phải tìm hiểu về chỉ số này rồi.

Không có tính chất phản ánh nền kinh tế của cả một đất nước như Dow Jones. Cũng không được vị thế cao như cổ phiếu Blue chip nhưng với EPS, nó mang đến nhiều lợi ích hơn những gì bạn vẫn nghĩ. Vì vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các khái niệm, ý nghĩa và những hạn chế của chỉ số này nhé.

Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS là gì?

Earnings Per Share chính là tên chính thức của EPS, chỉ số mà nhiều nhà đầu tư chứng khoán vẫn luôn nhắc đến. Nó muốn nói đến khoản lợi nhuận mà bạn sẽ thu nhập được trên mỗi loại cổ phiếu. Phần lợi nhuận này sẽ được tính như một khoản sinh lời từ vốn đầu tư ban đầu. Nên nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu về mức độ sinh ra lợi nhuận của một doanh nghiệp nào đó. Người ta thường nhìn vào và đánh giá dựa trên chỉ số này. Nhờ có chỉ số EPS mà việc nhận định tính mạnh yếu của một doanh nghiệp và dự án đầu tư được tốt hơn, chính xác hơn. Bạn cũng sẽ tránh được nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư.

Ví dụ, có khoảng 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Tức là lợi nhuận sau khi đã khấu trừ đi các khoản thuế sẽ là 2 triệu USD. Mà giá trị của EPS sẽ được tính với khoản giá trị là bằng với 2 USD.  Hoặc bạn cũng có thể hiểu theo một cách khác là mỗi cổ phiếu sẽ có mức giá trị là 2 USD. Sau khi xác định được mức giá trị của nó bạn có thể đầu tư hoặc không. Nhận định được tiềm năng phát triển chính là điểm mạnh mà chỉ số chứng khoán này mang lại. Nhờ điểm mạnh này mà rất nhiều tìm tới chỉ số EPS để tiến hành các bước đầu tư sao cho phù hợp nhất.

Phân loại chỉ số EPS

Cũng giống như chỉ số Dow Jones, chỉ số EPS cũng được phân chia theo các loại khác nhau. Trong đó cụ thể sẽ bao gồm hai loại chỉ số EPS nổi bật là EPS cơ bản và dạng pha loãng.

  • EPS cơ bản: Đây là loại lợi nhuận cơ bản được sinh ra dựa trên 1 cổ phiếu. Dạng chỉ số EPS cơ bản thường sẽ có mức độ phổ biến hơn nhiều so với dạng pha loãng
  • EPS pha loãng: Chỉ số này được sử dụng khi doanh nghiệp chuyển hướng qua trái phiếu chuyển đổi. Hoặc cổ phiếu ưu đãi hay dạng cổ phiếu phát hành thêm thì lúc này sẽ sử dụng chỉ số này. Trong tương lai, các cổ phiếu này thường thì sẽ được chuyển đổi thành các loại cổ phiếu thường. Lúc này, chỉ số EPS của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thay đổi. Thay đổi này đến từ việc số lượng được gia tăng mà không có nguồn tiền được thêm vào.

Sự quan tâm của bạn nếu chỉ dành cho EPS cơ bản mà không để tâm đến những chỉ số của nó trong tương lai. Những sai lầm về đầu tư sẽ dễ dàng bị mắc phải và khó tránh khỏi. Vì vậy mỗi công ty khi thực hiện các báo cáo thì bắt buộc phải bao gồm cả hai loại chỉ số này. Cả hai chỉ số sẽ bổ trợ cho nhau để quá trình phân tích được diễn ra tốt hơn. Không được thiếu một trong hai loại chỉ số này nếu không sẽ phải nhận lại nhiều rủi ro đầu tư.

Ý nghĩa chỉ số EPS

Nếu đã nằm lòng các khái niệm về chỉ số EPS là gì thì việc tiếp theo bạn cần biết đó là hiểu về những ý nghĩa chỉ số EPS. Trên thị trường, những doanh nghiệp có chỉ số EPS cao hơn thì sẽ nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư hơn.

  • EPS là một trong các chỉ số có thể tổng hợp được kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhà đầu tư từ đây có thể dễ dàng nắm bắt và so sánh được các loại cổ phiếu với nhau.
  • Ngoài ra, EPS được nhà đầu tư sử dụng tính toán giữa các loại chỉ số quan trọng. Điển hình là nó sẽ được sử dụng để tính P/E hoặc ROE đối với các công ty không có cổ phần ưu đãi

Trong đó chúng ta phải tìm hiểu một chút về ROE là chỉ số tài chính giúp đo được khả năng sinh lời tại mỗi đồng vốn trên mỗi cổ phần của công ty. Trong đó ROE= EPS/vốn điều lệ của công ty, nhờ có chỉ số này mà người ta có thể so sánh được kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra những các chỉ số EPS hấp dẫn nhờ vào các kỹ thuật tính toán. Vì vậy bạn cần nắm bắt được đầy đủ các thông tin của chỉ số EPS mới định hướng đầu tư được tốt hơn. Khi đầu tư thì mấu chốt vẫn là không nên dựa trên duy nhất một chỉ số tài chính. Mà buộc phải kết hợp các chỉ số, thước đo tài chính lại với nhau thì mới hợp lý.

Mối quan hệ giữa EPS và PE

EPS và P/E có mối quan hệ mật thiết với nhau
EPS và P/E có mối quan hệ mật thiết với nhau

EPS được coi là một trong những biến số có tầm quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu. Nó cũng là bộ phận chủ yếu giúp cấu thành nên tỷ lệ P/E. E tại chỉ số P/E ở đây chính là chỉ số EPS mà chúng ta đang tìm hiểu. Hệ số P/E đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc phân tích và đề ra những phương án đầu tư cụ thể. Thu nhập từ cổ phiếu này chủ yếu; sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường của cổ phiếu đó trên thị trường. Nó sẽ được tính toàn theo công thức như sau:

P/E=P/EPS

Trong đó:

P: được gọi là giá cả của thị trường

EPS: Là thu nhập của mỗi loại cổ phiếu

PE: Là hệ số phản ánh giá thị trường của các loại cổ phiếu đang lưu hành cao hơn giá trị thu nhập của nó bao nhiêu lần.

Với mối quan hệ này bạn có thể thấy được những gì mà các chỉ số mang lại cho nhau. Sự liên kết này sẽ đem đến một chiến lược đầu tư khá phù hợp cho mọi người lựa chọn.

Nhược điểm của chỉ số này

Chỉ số EPS có nhiều nhược điểm
Chỉ số EPS có nhiều nhược điểm

Nếu thu nhập của doanh nghiệp bắt đầu tăng lên thì nó đã phản ánh được rằng công ty đó đang hoạt động rất tốt. Vì nguồn tài chính lúc này của công ty khá tốt; nên bạn có thể thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp. EPS cũng giống như thước đo sức khỏe của doanh nghiệp; nên sử dụng chỉ số này sẽ có những mặt nhược điểm. Vì bản chất hoạt động của công ty là có thể đưa ra những tùy chọn mua lại cổ phần của mình.Nên họ có thể thực hiện giảm EPS bằng cách giảm xuống số liệu của các cổ phiếu lưu hành. Nhưng trên thực tế, thu nhập ròng của họ vẫn không tăng lên mà thậm chí còn giảm xuống.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng và thao túng tâm lý nhà đầu tư để họ nghĩ rằng họ đã làm tốt. Bên cạnh đó, EPS không tính được những phần nợ mà công ty chưa thanh toán xong. Họ cũng không xem xét số vốn cần thiết; để có thể tạo ra được các mức thu nhập. Chính vì nhiều nhược điểm như vậy nên đôi khi chỉ dựa vào EPS ta không có được kết quả đầu tư khả quan. Mà bắt buộc phải tự tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan đến quá trình đầu tư của mình; với doanh nghiệp mà bạn đang hướng đến. Nếu như thực sự công việc sản xuất kinh doanh của họ tốt thì mới nên xuống tiền đầu tư.

Cách sử dụng chỉ số EPS

Như đã biết thì EPS là một trong các thành phần quan trọng đối với việc định giá cổ phiếu. Nó cũng là bộ phận không thể thiếu cấu tạo nên chỉ số định giá P/E. Và nó cũng trở thành tiêu chí để đánh giá được chất lượng tăng trưởng; qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nói chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đầu tư của thị trường.

Xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá nhờ EPS

Như đã nói ở trên thì EPS là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên chỉ số P/E. Sử dụng phương thức chia giá cổ phần của một công ty cho EPS . Bạn có thể nhận ra được giá trị của một loại cổ phiếu thông qua các kỳ là như thế nào. Từ đây bạn sẽ biết được mức giá mà thì trường sẽ đưa ra cho cổ phiếu ấy là bao nhiêu. Đây là cách sử dụng của chỉ số EPS khi hoạt động chung với P/E. Nhà đầu tư sẽ biết được cổ phiếu giao dịch sẽ có trị giá là bao nhiêu. Từ đó mới định hướng được là mình có nên hay không nên đầu tư vào thị trường này.

Đánh giá chất lượng tăng trưởng qua từng thời kỳ

Đánh giá chất lượng tăng trưởng qua từng thời kỳ
Đánh giá chất lượng tăng trưởng qua từng thời kỳ

Muốn đánh giá được chất lượng tăng trưởng của nó; thì trước tiên bạn nên xác định được tỷ lệ tăng trưởng trên thu nhập cổ phiếu. Mà lúc này, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lại được đánh giá dựa vào thị giá doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng sẽ được đánh giá cao và ngược lại. Dựa trên những xu hướng về tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên các cổ phiếu. Mức tăng trưởng sẽ được đánh giá theo sự ổn định, bền vững hoặc không ổn định. Những loại cổ phiếu đạt được mức độ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu luôn ở mức cao. Thì sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.

Cách điều chỉnh EPS khi có dấu hiệu móp méo

Vì quá phổ biến nên rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các thủ thuật tài chính để đẩy lợi nhuận lên. Lý do để họ làm vậy là vì họ muốn chỉ số này bị tác động và biến đổi. Dưới đây là hai trường hợp điển hình bạn có thể nhận diện và đưa ra các mức điều chỉnh giá thích hợp.

EPS không có các khoản mục bất thường

Nếu một doanh nghiệp đang sở hữu vốn cổ phần là 4% tại một doanh nghiệp khác. Và thời điểm gần đây, giá cổ phiếu của doanh nghiệp bỗng tăng lên 200% so với giá trị lúc mua vào. Sau đó lãnh đạo công ty đã quyết định bán đi toàn bộ cổ phiếu và mang tới một số lượng vốn lớn cho doanh nghiệp của họ. Lúc này, khoản thu nhập này; sẽ được tính là khoản thu nhập bất thường. Và khoản lợi nhuận này không thể đảm bảo rằng trong tương lai sẽ tiếp tục được như vậy. Vì thế khi tính chỉ số EPS nhà đầu tư nên bỏ đi các khoản thu nhập bất thường thì sẽ cho kết quả chính xác hơn.

EPS bao gồm các hoạt động kinh doanh cốt lõi đang còn tiếp diễn

Công thức tính EPS
Công thức tính EPS

Ví dụ bạn thuộc vào nhóm cổ đông của doanh nghiệp bán lẻ nằm trong top thị trường. Chuỗi cửa hàng có quy mô rộng rãi với 1.500 điểm bán hàng và chỉ số EPS là 5.500 đồng. Sau một thời gian hoạt động thì thị trường này dần bị sức ép cạnh tranh từ thương mại điện tử. Và để mục đích muốn tiết kiệm chi phí; nên giám đốc đã cho đóng 300 cửa hàng buôn bán thua lỗ. Đồng thời mặt bằng được bán lại cho đối tác của họ.

Với quyết định này họ đã mang về lợi nhuận khá cao cho kỳ hoạt động sản xuất. Lúc này bạn cần chú ý tới khoản thu nhập; và sự thay đổi về số lượng cửa hàng hoạt động. Đầu tiên, đây là khoản thu nhập bất thường và sẽ không được duy trì lâu dài. Thứ 2 doanh nghiệp lúc này chỉ còn hoạt động với 1.200 cửa hàng; chứ không phải 1.500 cửa hàng. Do đó bạn phải điều chỉnh về công thức tính EPS.

Lưu ý khi tính chỉ số EPS

Trong quá trình tính EPS cần phải lưu ý một số điều để kết quả được xác thực và chính xác nhất. Đầu tiên là nên sử dụng các loại cổ phiếu lưu hành bình quân được sử dụng trong kỳ. Nguyên nhân là vì cổ phiếu sẽ có số lượng thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Nên phải chọn số lượng tính toán sao cho phù hợp để mang tới những kết quả chính xác nhất. Nhưng nếu bạn muốn việc tính toán được đơn giản hóa hơn; thì có thể chọn số lượng cuối kỳ đang được lưu hành. Nếu muốn giảm đi chỉ số này bạn hoàn toàn có thể thêm vào đó lượng cổ phiếu chuyển đổi thích hợp.

Công thức bình quân gia quyền được áp dụng với trường hợp doanh nghiệp mua, phát hành thêm cổ phiếu. Muốn số liệu được gia tăng chính xác hơn; thì khoảng thời gian hiển thị trên báo cáo buộc phải lớn; để nhận biết được sự tăng trưởng và biến động xu hướng thị trường. Đặc biệt là không phải lúc nào chỉ số này cũng sẽ tỷ lệ thuận với các lợi nhuận sau thuế. Tức là nếu công ty có nhu cầu phát hành và gia tăng thêm cổ phiếu. Thì lúc này EPS sẽ bắt buộc phải giảm xuống, từ đây giá cổ phiếu cũng sẽ giảm xuống nhanh hơn.

Một số hạn chế cần khắc phục

Chỉ số phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh
Chỉ số phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh

Dù có nhiều ưu điểm nhưng chỉ số này vẫn đang tồn tại khá nhiều hạn chế. Mọi người cần lưu ý và cân nhắc khi đầu tư để có thể biết được những điểm hạn chế mà né tránh. Dưới đây là những điểm hạn chế mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn:

  • Sẽ có thời điểm EPS sẽ rớt xuống âm và lúc này P/E không có ý nghĩa kinh tế nếu mẫu số của nó ở mức âm.
  • Khoản lợi nhuận sẽ có nhiều biến động do nhiều lý do ngoại cảnh khác nhau. Lúc này EPS sẽ bị móp méo và không có được những tính chất, ý nghĩa như ban đầu
  • Các doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều loại cổ phiếu hoặc các loại trái phiếu mang tính chuyển đổi. Loại cổ phiếu ESOP sẽ khiến cho chỉ số EPS nhanh chóng bị giảm sút và khiến các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro không đáng có.
  • Các số liệu ảo khiến cho lợi nhuận được tính ra không thực tế nhà đầu tư lúc này dễ gặp phải tình trạng thua lỗ nặng nề.

Nếu như những hạn chế này được khắc phục thì sẽ dễ dàng có được nhiều cơ hội lợi nhuận hơn. Các chiến lược đầu tư cũng vì thế mà trở nên có hiệu quả hơn nhiều. Bạn cũng sẽ có thể nhận được nhiều kinh nghiệm hơn nhờ vào đầu tư tại chỉ số này của thị trường chứng khoán.

Kết luận

Tóm lại, EPS chính là một chỉ số với những tính chất hoạt động như thế. Bạn có thể thực hiện áp dụng cách tính lợi nhuận nhờ có công thức tính của chỉ số này. Sau đó tính được những tiềm năng phát triển về mặt lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ. Sau bài viết này, chắc chắn có nhiều người bây giờ mới nhận ra; được mức độ quan trọng từ chỉ số lợi nhuận sau thuế.

Quá trình phân tích sẽ khá đơn giản với những nhà đầu tư đã có sẵn kinh nghiệm. Còn những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì có lẽ còn hơn bỡ ngỡ. Nhưng cứ luyện tập và nâng cao kiến thức dần dần thì sẽ thành công. Nếu như không muốn tính toán hay phân tích nặng đầu; thì bạn cũng hoàn toàn có thể chọn đầu tư sinh lời. Chỉ với một khoản tiền đầu tư vào quỹ của chỉ số EPS đảm bảo sẽ mang về cho bạn những nguồn lợi to lớn.

Tổng hợp: chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *