Chỉ báo MACD là gì? Ý nghĩa của chỉ báo MACD trong giao dịch

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động hay chỉ báo MACD rất quan trọng trong phân tích. Nhất là những người yêu thích phân tích bằng phương pháp phân tích kỹ thuật. Những trader này sẽ chủ yếu dùng chỉ báo này vào việc phân tích thị trường của họ. Nhờ có nó mà nhiều nhà đầu tư biết được những quá trình đảo chiều được diễn ra khá sớm trên nhiều biểu đồ.

Cùng với sự kết hợp với các mô hình đảo chiều. Chỉ báo mang đến những hiệu quả không ngờ cho nhà đầu tư. Qua đó, bạn cũng có thể biết được đâu là điểm vào lệnh phù hợp khi sử dụng MACD. Nhìn chung, nếu biết cách phân tích và áp dụng thì chỉ báo MACD sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nếu bạn chưa hiểu rõ về nó thì có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Khái niệm về chỉ báo MACD

Khái niệm về chỉ báo MACD
MACD (Full Moving Average Convergence / Divergence)

MACD (Full Moving Average Convergence / Divergence), là đường trung bình động hội tụ hoặc phân kỳ. MACD là một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác việc tạo ra giá trị của nó thông qua 2 yếu tố chính là hội tụ và phân kỳ. Đồng thời, chỉ báo cũng xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của quá trình thay đổi giá và xu hướng tăng hay giảm.

Chỉ báo MACD được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm 70. MACD được phân loại là một chỉ báo thuộc giai đoạn cuối và được định giá dựa trên dữ liệu lịch sử. Nhiều nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để thực hiện thiết lập lệnh trong giao dịch ngoại hối.

Sau khi biết được những thông tin về chỉ báo MACD là gì thì hẳn nhiều người sẽ quan tâm đến những thông tin về thành phần của nó. Đáp ứng sự tò mò đó, bạn có thể tham khảo thêm những nội dung tiếp bên dưới đây.

Những thành phần của MACD

Cấu trúc của chỉ báo MACD khá phức tạp. MACD bao gồm 4 phần chính khác nhau. Mỗi bộ phận đều có những đặc điểm và ý nghĩa riêng. Cụ thể như sau:

  • Đường MACD: Đóng vai trò xác định xu hướng tăng hoặc giảm của giá thị trường. Đây là kết quả của sự khác biệt giữa nó và đường EMA.
  • Đường tín hiệu: là đường EMA của MACD. Kết hợp hai đường này sẽ tạo ra một tín hiệu đảo chiều tiềm năng; giúp các nhà đầu tư tham gia và thoát khỏi thị trường.
  • Biểu đồ: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, là sự khác biệt giữa MACD và các đường tín hiệu.
  • Đường 0 đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá sức mạnh của xu hướng.

>>> TradingView: Nền tảng phân tích toàn diện thị trường bạn không nên bỏ qua.

Ý nghĩa của chỉ báo MACD trong giao dịch

Các thành phần thuộc chỉ báo
MACD cho biết xu hướng của giá trên thị trường

MACD là một chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng giá. Vì vậy, hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch, chẳng hạn với thị trường forex. Sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chính xác hơn. Ý nghĩa của MACD được phản ánh qua những điều sau:

Đóng một vai trò quan trọng trong dự báo xu hướng giá:

  • Khi MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, có cảnh báo rằng giá sẽ theo xu hướng tăng và nhà đầu tư sẽ mua vào.
  • Nhà đầu tư có thể vào lệnh bán khi MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống, dự đoán giá sẽ theo xu hướng giảm.

Xác định hành động giá qua MACD phân kỳ / hội tụ:

  • Nếu giá đang có xu hướng tăng nhưng MACD lại hướng xuống. Điều này báo hiệu tín hiệu đảo chiều từ trên xuống dưới, vì vậy nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.
  • Nếu giá đang có xu hướng giảm nhưng MACD lại hướng lên. Thì đó là tín hiệu đảo chiều giảm giá đến tăng giá, vì vậy nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.

>>> Day Trading: Chiến lược giúp bạn tiềm kiếm cơ hội tăng lợi nhuận trong ngày.

Hạn chế của chỉ báo MACD là gì?

Đường trung bình động hội tụ trên biểu đồ
Đường trung bình động hội tụ trên biểu đồ

Mặc dù MACD đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng. Hoặc cung cấp thông tin cho biết thị trường đang quá mua hay quá bán. Tuy nhiên, Chỉ báo MACD vẫn có những hạn chế sau:

  • Cung cấp dữ liệu chủ quan cho nhà đầu tư sử dụng nó. Mỗi nhà đầu tư có thể đặt chỉ số liên quan theo sở thích của họ. Chẳng hạn như đường trung bình động 12 ngày, 9 ngày hoặc 26 ngày. Do đó, kết quả MACD này sẽ không nhất quán.
  • Để sử dụng thành thạo chỉ báo MACD trong giao dịch, nhà đầu tư cần phải nhạy bén với thị trường và biết khung thời gian nào mà MACD hoạt động tốt nhất. Nó không hề dễ dàng và cần nhiều kinh nghiệm.
  • MACD có xu hướng tụt hậu và gửi tín hiệu chậm do sự giao nhau của đường trung bình động có độ trễ.
  • Các chiến lược phân kỳ xung lượng có khả năng báo hiệu sự đảo chiều sớm. Khiến các nhà đầu tư dễ bị thiệt hại nhỏ từ các lệnh thử nghiệm.
  • Việc gửi tín hiệu nhiễu có thể gây ra tổn thất.

Với những hạn chế như trên thì bạn cần phải rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm hơn. Vấn đề sử dụng chỉ báo để phân tích không còn quá xa lạ nhưng bạn phải thật chú ý. Sai một bước là sẽ khiến cho cả chiến lược của bạn bị đổ bể tất cả.

>>> Xem thêm bài viết: Bollinger Bands là gì? Ý nghĩa sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.

Tạm kết

Trên đây là tất cả những gì chungkhoan24h muốn chia sẻ với bạn đọc về chỉ báo MACD. So với các loại chỉ báo khác, MACD khó sử dụng hơn nhiều. Yêu cầu nhà đầu tư phải hiểu nhiều yếu tố khác nhau trong phân tích kỹ thuật. Mong rằng qua những chia sẻ của chúng tôi, các nhà đầu tư đã có thể sử dụng thành thạo chỉ báo này và áp dụng thành công khi giao dịch thật hiệu quả.

Cùng với đó là mọi người nên áp dụng cùng các mô hình đảo chiều như mô hình kim cương, hay mô hình 2 đỉnh. Hoặc cũng có thể kết hợp với các chỉ báo khác. Sẽ cho ra những kết quả phân tích chính xác nhất để bắt kịp xu hướng thị trường.

Thông tin tổng hợp: chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *