Juno Markets là một broker chuyên về lĩnh vực ngoại hối và CFD tại khu vực Châu Á. Sàn cũng đã giành được rất nhiều giải thưởng để chứng minh công sức hoạt động của mình. Bằng thâm niên 7 năm hoạt động của mình, sàn đã mang đến cho khách hàng quyền sử dụng giao dịch tại thị trường tài chính lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, sàn cũng mang đến rất nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn. Lôi cuốn mọi nhà đầu tư tham gia vào trong các hoạt động giao dịch của mình.
Với những gì sàn đã và hứa hẹn làm trong tương lai khiến nhiều người cảm thấy khá tò mò. Vì vậy họ đều muốn tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến sàn giao dịch này. Nếu bạn cũng có hứng thú tìm hiểu, hãy cùng lướt xuống bên dưới để đọc hết bài viết của chúng tôi nhé.
Giới thiệu về sàn Juno Markets
Sàn Juno Markets là nơi cung cấp cho các nhà đầu tư các sản phẩm dịch vụ về ngoại hối và CFD. Họ hoạt động chủ yếu tại thị trường Châu Á và cũng hướng đến khách hàng tại khu vực này là chính. Thành lập từ những năm 2014, sàn chỉ mới nhận được giấy phép của tổ chức VFSC, cơ quan này không có độ uy tín cao. Do đó mà nếu muốn mở tài khoản tại sàn giao dịch này thì xin cân nhắc cẩn thận hơn.
Vì mọi hoạt động giao dịch đều thực hiện trực tuyến trên sàn. Nên đòi hỏi sàn giao dịch này phải có những chính sách phù hợp trong việc đảm bảo mật độ an toàn cho tài khoản khách hàng. Do vậy, sàn đã thực hiện chính sách chống rửa tiền và kết hợp với đó là KYC. Các nhà giao dịch buộc phải cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân về giấy tờ cá nhân của họ. Nó là sự bảo đảm cho việc chỉ có những người chủ tài khoản mới được truy cập để thực hiện mọi hoạt động trên tài khoản.
Với hơn 7 năm hoạt động, sàn cũng đã đem về nhiều giải thưởng nhưng chỉ mang tính chất khu vực. Nhưng dù sao, những giải thưởng này cũng là minh chứng cho các nỗ lực mà sàn mang đến.
Tài khoản giao dịch tại sàn
Tại sàn Juno Markets sẽ có tới ba dạng tài khoản để bạn lựa chọn. Đó là tài khoản tổ chức, tài khoản cá nhân và dạng tài khoản quản lý.
Với tài khoản tổ chức sẽ chỉ dành cho những khách hàng thuộc dạng các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể là các đối tượng tổ chức tài chính hay những trader chuyên nghiệp. Khi sử dụng tài khoản này bạn sẽ được cung cấp nền tảng giao dịch tốt nhất. Cùng với đó là tính thanh khoản cao và có cả những giải pháp quản lý rủi ro cho bạn.
Trong ba tài khoản thì tài khoản cá nhân chính là thứ mà các nhà đầu tư nên quan tâm. Trong nhóm này sẽ được chia thành hai loại khác nhau, đó là tài khoản STP và ECN. Cách thức xử lý lệnh của hai loại tài khoản này khác biệt nhau hoàn toàn.
Với tài khoản quản lý, Juno Markets sẽ lựa ra những nhà đầu tư tài ba và giàu kinh nghiệm. Sau đó biến họ trở thành những nhà quản lý quỹ cho sàn này. Những nhà đầu tư này không thực hiện các giao dịch trên sàn, mà sẽ góp vốn vào tài khoản quản lý quỹ. Sau đó họ dùng khoản góp này để thực hiện các hoạt động mua bán. Khi có lợi nhuận sẽ chia đều cho những cổ động góp vốn vào.
Nền tảng giao dịch của Juno Markets
MT4 là nền tảng được Juno Markets lựa chọn cung cấp cho mọi khách hàng của họ. Cũng như MT5 mọi người có thể sử dụng nền tảng này trên bất cứ phương tiện nào. Dù là cơ bản hay nâng cao thì nền tảng này đều có thể chiều theo ý của bạn được. Ngoài MT4 ra sàn còn cung cấp đến mọi người những nền tảng khác như Juno Auto Trader. Bạn có thể sao chép hoạt động giao dịch của người khác giống như hình thức copy trade vậy.
Muốn sao chép thì cứ chọn chiến lược nào thích hợp với style giao dịch của bạn nhất. Đương nhiên chiến lược mà bạn sao chép cũng có thể thành công hay thất bại. Tại mỗi giao dịch thành công, bạn sẽ cần chi trả một khoản lợi nhuận cho người mà bạn copy chiến lược. Lợi nhuận sẽ được quy định ngay từ ban đầu.
Với một sàn giao dịch tuổi đời còn trẻ như vậy; thì sẽ còn rất nhiều khía cạnh để đánh giá Juno Markets. Tuy nhiên có một điểm quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý là giấy phép hoạt động tại sàn không được uy tín. Còn những dịch vụ khác thì khá đa dạng và hấp dẫn. Nên bạn cứ cân nhắc thật kỹ lưỡng nếu như muốn gắn bó giao dịch lâu dài tại đây.
Sản phẩm giao dịch tại sàn
Các sản phẩm được cung cấp bởi Juno Markets, mặc dù số lượng ít, nhưng rất đa dạng. Nó sẽ chỉ giới hạn ở một vài dòng sản phẩm như hàng hóa và ETF. Cụ thể, nó bao gồm 6 dòng sản phẩm chính:
- Ngoại hối: 62 cặp. Bao gồm Majors, Crosses và Exotics
- Kim loại: 4 mã. Bao gồm vàng, bạc, palladium, bạch kim
- Chỉ số: 11 mã. Bao gồm một số ký hiệu phổ biến như ASX 200, Hang Seng 50, Nasdaq 100, S&P 500, v.v.
- Năng lượng: 2 mã. Bao gồm dầu thô và dầu thô WTI.
- Chia sẻ CFD: 30 biểu tượng mã, bao gồm một số mã phổ biến; như Apple, Amazon, Facebook, Netflix, Tesla, v.v.
- Tiền điện tử: 3 mã, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Ripple
Juno Markets không cung cấp một số lượng lớn sản phẩm, nhưng chúng là phổ biến nhất để giao dịch. Nếu bạn là một nhà giao dịch thích giao dịch cổ phiếu, tiền điện tử, Juno Markets sẽ là cái tên tiếp theo trong danh sách lựa chọn của bạn.
- Bài viết mới nhất: AximTrade là sàn giao dịch gì? Nền tảng nào được sử dụng trên sàn?
Tổng kết
Dù chỉ cống hiến trên thị trường trong thời gian 7 năm, khá ngắn so với sàn Swissmes. Nhưng sàn này lại mang đến những dịch vụ và các điều kiện vô cùng hấp dẫn và nổi trội cho mọi người cùng tìm hiểu. Mức phí giao dịch cùng phí hoa hồng là một trong những điều làm nên nét hấp dẫn của sàn. Nhưng có một nhược điểm đó là sàn này vẫn chưa được những tổ chức tài chính uy tín thế giới cấp phép.
Do vậy mà niềm tin đối với sàn cũng bị giảm đi đáng kể so với các sàn giao dịch khác. Nó cũng chính là điểm mấu chốt khiến các nhà đầu tư sẽ cảm thấy đắn đo nếu lựa chọn sàn này giao dịch.
Thông tin tổng hợp: chungkhoan24h.net