Giá dầu hiện nay biến động phức tạp thế nào?

Giá dầu, giá xăng hay giá vàng là những gì mà người tiêu dùng quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Vì lý do căng thẳng giữa hai quốc gia là Nga và Ukraina nên đã gây ra rất nhiều biến động hàng hóa. Trong đó phải kể đến giá dầu, sự tăng giá vùn vụt khiến cho nhiều người khóc không ra tiếng. Đối với Nga thì thời điểm này coi như là một khoảng thời gian thật sự đau đầu vì nguồn ra của các mặt hàng. Nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới đang phải chật vật với lượng hàng mà mình sản xuất ra.

Cũng chính vì bỏ qua nguồn cung của một quốc gia xăng dầu lớn nên giá dầu đã tăng lên 7%. Con số này chỉ  xảy ra vào nhiều năm về trước, thế nhưng lịch sử lại lặp lại lần nữa. Bài viết hôm nay sẽ không phân tích về lợi hay hại của đầu tư vàng với nhà đầu tư nữa. Mà chúng tôi sẽ chỉ chia sẻ về tính hình giá xăng dầu hiện tại đang diễn ra trên thị trường mà thôi.

Giá dầu thế giới

Giàn khai thác dầu ngoài biển
Giàn khai thác dầu ngoài biển

Brent và WTI đều công bố mức tăng trưởng giá dầu hàng tuần lớn nhất kể từ giữa năm 2020 đến nay. Với giá dầu Brent đã tăng lên khoảng 21% và WTI của Mỹ tăng 26%, theo Reuters. Hợp đồng tương lai dầu được giao dịch thường xuyên nhất đã đóng cửa ở mức khó tin trong hơn một thập kỷ. Khi các lệnh trừng phạt được áp dụng với Nga thì cũng là lúc giá các loại khí đốt tăng vọt lên. Dù mục tiêu của Liên Minh Châu Âu không phải là các mặt hàng khí đốt của Nga. Nhưng nó đã gián tiếp trở thành lý do khiến mặt hàng này trở nên đắt giá hơn trên thị trường.

Giá dầu Brent theo thông tin thống kê thì đã tăng mạnh khoảng 7,59 USD cho một thùng dầu. Nguồn cung dầu gián đoạn cũng khiến cho giá WTI tăng lên mức 7,44% so với giá cũ của nó. Mức giá này nằm trong khoảng giá cao nhất của hai loại dầu Brent và WTI trên thị trường từ 2013 đến nay.

Nhà phân tích Giovanni Stanovo của UBS cho biết trong khi nhập khẩu dầu của Mỹ từ Nga trên toàn cầu là rất nhỏ. Nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đang nơm nớp lo sợ các quốc gia ngoài Châu Âu cũng làm theo lệnh chừng phạt này. Ngày 4-3, Ngoại Trưởng Anh lên tiếng rằng ngành năng lượng của Nga sẽ phải tiếp tục chịu đàn áp. Cho đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa thực hiện “động thái” này vì sợ tăng giá hóa đơn năng lượng.

Mỹ tiếp tục áp dụng các lệnh chừng phạt với Nga

Dầu thô xuất khẩu
Dầu thô xuất khẩu

Đầu tuần này, Canada đã cấm nhập khẩu dầu của Nga sản xuất. Theo tìm hiểu, nhiều nhà máy lọc dầu đã ngừng liên hệ với doanh nghiệp Nga. Lý do là vì họ sợ bị ảnh hưởng và liên lụy từ những gì mà quốc gia này đang phải gánh chịu do chiến tranh. Bên cạnh chiến tranh của Nga thì thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran đã được xác lập. Theo các nhà phân tích; một thỏa thuận có thể đạt được để tăng thêm 1 triệu thùng / ngày vào thị trường khan hiếm dầu mỏ. Thế nhưng nguồn cung này có thẻ nói là không đủ so với những gì mà nguồn cung của Nga; mang lại qua bao nhiêu năm. Nghĩa là giá các loại khí đốt sẽ còn tăng lên rất nhiều lần mà không có điểm dừng.

Hiện nay Mỹ và toàn thể Liên Minh EU đang áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga ở tư thế e dè. Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine; The New York Times đưa tin thì hầy như nền kinh tế nước này đang bị cô lập. Tuy nhiên, có vẻ như một số nhà kinh doanh dầu mỏ đã đi đến kết luận rằng. Lợi ích của việc mua dầu từ Nga là không đáng với những rắc rối có thể xảy ra.

Dầu thô của Kazakhstan giảm giá mạnh vẫn vắng bóng người mua

Giá dầu thô của Kazakhstan xuất khẩu từ các cảng Biển Đen của Nga cũng giảm mạnh. Các tàu chở dầu đã miễn cưỡng chấp nhận dầu thô của Nga; kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nóng lên. Đồng thời, các công ty này cũng đang chờ xem biện pháp trừng phạt cuối cùng; mà các nước phương Tây áp đặt lên Nga sẽ như thế nào? Các biện pháp này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh dầu mỏ? Phí vận chuyển và giao thương hàng hóa đang ngày càng tăng cao chóng mặt. Kéo theo đó là hàng loạt những khó khăn về nguyên liệu khí đốt vẫn không ngừng biến động.

Các nhà máy lọc dầu thô đang dần chìm vào ngõ cụt buộc họ phải đưa ra các hướng đi giải quyết vấn đề. Khi việc vận chuyển hàng hóa đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và đi vào ngõ cụt. Tamas Varga, một nhà phân tích tại PVM Oil Associates, cho biết. “Mặc dù xuất khẩu của Nga không bị cấm hoàn toàn; nhưng sự thèm muốn dầu thô của nước này đang giảm dần. Giá dầu Brent, chạm mức gần 120 USD / thùng trong phiên giao dịch trong ngày 3/3. Nó đã và đang quay đầu giảm trở lại sau khi thị trường đánh giá tác động lên giá dầu thô của Nga.

Giá xăng dầu trong nước

Giá xăng dầu trong nước
Giá xăng dầu trong nước

Mới đây, Liên Bộ Công Thương – Tài chính của Việt Nam đã thực hiện rà soát và đưa ra mức điều chỉnh về các loại khí đốt. Các mặt hàng khí đốt sau khi áp dụng quỹ bình ổn thì đã có phần tốt hơn. Giá bán lẻ xăng  xăng E5 RON 92 sẽ nằm ở mức 26.077 đồng / lít; giá xăng RON 95 bán ra với giá 26.834 đồng / lít; giá bán dầu diesel không được vượt ngưỡng 21.310 đồng / lít. Tương tự đó thì giá bán dầu hỏa không được vượt qua mức 26.834 đồng / lít. Và toàn bộ các loại xăng tăng lên với giá của nó là không quá 18.468 đồng / lít.

Xem thêm: Bài viết về kinh doanh vàng

Kết luận

Giá xăng dầu hiện nay đang là nỗi lo lắng và ám ảnh của rất nhiều người và nhiều doanh nghiệp. Giá dầu tăng cao mỗi ngày khiến cho người bán và cả người mua đều chóng mặt. Cả hai bên đều đứng ngồi không yên trước tình trạng khí đốt càng khan hiếm hơn. Nếu tình hình giữa Ukraina và nước Nga càng trở nên xấu hơn; thì có thẻ giá dầu sẽ còn tăng lên rất nhiều lần. Sau khi đọc được những thông tin về giá xăng dầu trên đây; thì hy vọng bạn sẽ nắm bắt được tình hình diễn biến của thị trường.

Nếu như bạn đang kinh doanh xăng dầu thì nhớ cập nhật đầy đủ thông tin trên đây nhé. Còn nếu bạn là người tiêu dùng thì bản thân cũng có thêm đươc tin tức; về thị trường hàng hóa thế giới. Hy vọng giá dầu và cả giá xăng trong thời gian tới sẽ trở lại bình ổn hơn nhiều so với hiện nay.

Tổng hợp: Chungkhoan24h.net