Bất kể là dự án lớn hay nhỏ, để có thể triển khai đều cần đến một nguồn vốn đầu tư. Và điều quan trọng nhất là làm như thế nào để có thể phân bổ nguồn vốn thật hiệu quả. Do đó, các chuyên gia tài chính sẽ cần đến kết quả của chỉ số Net Present Value – NPV. Trong việc đánh giá dự án có khả năng sinh lời hay không thì NPV rất cần thiết. Bạn có biết chỉ số NPV là gì không? Và công thức tính như thế nào? Cũng như việc vì sao các dự án cần phải tính NPV? Hãy cùng Chungkhoan24h.net giải đáp qua bài viết này nhé!
Net Present Value NPV là gì?
Net Present Value (NPV) là một thuật ngữ tài chính nói về giá trị hiện tại thuần. NPV sử dụng với mục đích đo lường mức chênh lệch giữa nguồn tiền đi vào và ra trong thời điểm hiện tại của một dự án.
Điều mà ai cũng biết là các dự án đều cần đến một nguồn vốn nhất định. Tuy nhiên, chúng ta rất khó để đánh giá xem khoản vốn có mang lại lợi nhuận hay không? Do đó, nhà đầu tư cần tổng hợp toàn bộ số tiền vào và ra của một dự án. Đây cũng là tiền đề của Net Present Value.
Cách tính NPV
Mặt khác, thì tại các mốc thời điểm giá trị của nguồn tiền sẽ khác nhau. Vậy nên ta cần quy chung nguồn tiền về một khoảng thời gian nhất định có có thể tổng hợp chính xác nhất. Để có kết quả đúng nhất, các chuyên gia cần đến chỉ số NPV.
Công thức tính Net Present Value (NPV) như sau:
NPV = [(dòng tiền đi vào) / (1+ i)^t] – chi phí đầu tư ban đầu. |
Với:
- i là tỷ lệ chiết khấu.
- t là thời điểm được tính (t thường tính theo năm).
Với chỉ số NPV, nhà đầu tư có thể phân tích và đánh giá được mức độ sinh lời của khoản đầu tư và dự án. Cho nên chỉ số Net Present Value thường được đưa vào trong các ngân sách về kế hoạch đầu tư.
Vì sao cần sử dụng Net Present Value?
Qua phần này, hẳn bạn đã biết cách tính NPV là gì rồi đúng không. Với kết quả của chỉ số NPV, sẽ cho ra kết quả bằng 0, kết quả âm và kết quả dương. Tùy vào kết quả của NPV bạn sẽ biết:
- Nếu kết quả dương (NPV > 0): Dự án có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn so với nguồn vốn đầu tư ban đầu. Ta biết được tính khả thi sinh lời khi thực hiện dự án.
- Nếu kết quả NPV = 0: Lúc này dự án thực hiện có khả năng hòa vốn.
- Nếu kết quả âm (NPV = 0): Ta biết được tính sinh lời khi thực hiện dự án không khả thi. Dự án thực hiện có thể không như mong muốn. Kết quả khả năng cao thấp hơn so với nguồn vốn đầu tư bỏ ra. Cho biết tính khả thi của dự án này rất thấp.
Với kết quả của Net Present Value, chúng ta có thể đánh giá đúng khả năng sinh lời của một dự án trước khi đầu tư. Điều này giúp ta có thể điều chỉnh lại dự án, hoặc chọn dự án khả thi để đầu tư.
Ưu – nhược điểm của Net Present Value
Nhìn chung, chỉ số Net Present Value được sử dụng khá phổ biến, nó giúp người dùng đánh giá được mức độ sinh lợi nhuận của một dự án. Và để hiểu rõ hơn về chỉ số NPV khi sử dụng, bạn cũng nên biết được những hạn chế của chỉ số NPV là gì?
Trước khi đi đến hạn chế khi sử dụng chỉ số NPV là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu về điểm mạnh của Net Present Value trước nhé.
Ưu điểm của NPV
- Sử dụng Net Present Value đơn giản: Công thức tính NPV khá đơn giản. Và giá trị của chỉ số cho biết lợi nhuận của dự án trong tương lai, với nguồn tiền vào và ra trong một khoảng thời gian hiện tại. Vậy nên, bất kể ai cũng có thể tính được kết quả của NPV, chỉ cần có các số liệu liên quan.
- So sánh các dự án dễ dàng hơn: Với kết quả của NPV, bạn có thể so sánh tính khả năng và mức độ sinh lời của các dự án. Từ đó dễ dàng đưa ra lựa chọn đầu tư tốt nhất.
- Khả năng tùy chỉnh: Tùy vào nhu cầu tài chính và mục tiêu lợi nhuận bạn có thể tùy chỉnh mức độ NPV. Chẳng hạn như để giảm rủi ro đầu tư, bạn có thể tùy chỉnh tỷ lệ chiết khấu của Net Present Value NPV.
Nhược điểm của Net Present Value
- Sử dụng chỉ số NPV vào các dự án để đánh giá mức độ sinh lợi nhuận của một khoản đầu tư. Tuy nhiên, kết quả chỉ giả định cho ta biết khả năng của khoản tiền đầu tư. Trên thực tế thì sẽ có nhiều khoản phát sinh không thể lường trước. Hơn nữa, nguồn tiền vào không phải luôn đúng như dự tính ban đầu.
- Như đã nói, chỉ số NPV có thể tùy chỉnh được. Nếu tính toán khả năng của một dự án ra kết quả âm, chủ của dự án có thể tùy chỉnh lại tỷ lệ chiết khấu. Dẫn đến nhà đầu tư có thể đưa ra các lựa chọn sai khi tính toán khả năng sinh lợi của dự án.
- Nếu có 2 dự án, khác nhau về mức độ rủi ro và không cùng thời gian. Bạn không thể sử dụng cách tính Net Present Value để đánh giá được 2 dự án này.
Lời kết
Nhìn chung, nhà đầu tư luôn muốn biết trước khả năng có lợi nhuận của một dự án trước khi đầu tư. Do đó mà có nhiều công thức và chỉ số tài chính được sử dụng. Chẳng hạn như trong bài viết là chỉ số Net Present Value (NPV). Bài viết này hoàn toàn chỉ mang tính chất tham khảo về Net Present Value được Chungkhoan24h.net tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Qua bài viết này hẳn là bạn đọc cũng đã biết được những thông tin cơ bản về chỉ số NPV là gì rồi đúng không? Cũng như điểm mạnh và hạn chế của NPV để sử dụng phân tích và đánh giá một dự án.
>>> Xem thêm bài viết: Ứng dụng chỉ số EBITDA trong đầu tư.
Tỏng hợp: Chungkhoan24h.net