EBITDA là gì? Ứng dụng chỉ số EBITDA trong đầu tư

EBITDA là một chỉ số quen thuộc và phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Đây là chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm đến trong quá trình phân tích doanh nghiệp. Vì chỉ số giúp nhà đầu tư định giá doanh nghiệp về khả năng sinh lời. Đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư hay không? Vậy thì chỉ số EBITDA là gì bạn có biết không? Hãy cùng Chungkhoan24h.net tìm hiểu về chỉ số này, cách tính chỉ số và ứng dụng của chỉ số trong đầu tư như thế nào qua bài viết này nhé!

Chỉ số EBITDA là gì?

Chỉ số EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) – chỉ số lợi nhuận doanh nghiệp trước thuế, lãi vay và khấu hao. Trong đó, Depreciation là khoản khấu hao của các loại tài sản hữu hình (thiết bị, máy móc, vật liệu,…). Và, Amortization là khoản khấu hao của các loại tài sản vô hình (thương hiệu, bằng sáng chế,…).

EBITDA là chỉ số tài chính hiệu quả để phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả qua thu nhập ròng. Trong cùng ngành ta sử dụng chỉ số này để đánh giá các doanh nghiệp thông qua lợi nhuận. Nhà đầu tư cũng dùng chỉ số để đánh giá doanh nghiệp có tiềm năng hay không để quyết định đầu tư. Tuy nhiên, vì với các ngành khác nhau sẽ có những yếu tố khác nhau, cho nên, chỉ số này chỉ nên dùng so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Cách tính chỉ số EBITDA:

  • Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao.
  • Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao.
  • Ebitda = Ebit + Khấu hao.

Chỉ số thường được, các công ty và doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng để làm đẹp báo cáo tài chính. Nhằm tạo độ uy tín, để nhà đầu tư có niềm tin hơn, có thêm nguồn vốn đầu tư trên thị trường.

Ý nghĩa của chỉ số EBITDA trong kinh doanh

ebitda
Ý nghĩa của chỉ số EBITDA trong kinh doanh
  • Doanh nghiệp có mức độ hoạt động kinh doanh như thế nào sẽ được đánh giá thông qua chỉ số này. Giúp người quản lý đánh giá, vận hành doanh nghiệp đi đúng tiến độ kinh doanh đề ra.
  • Các báo cái tài chính của doanh nghiệp cũng trở nên “đẹp” hơn với chỉ số EBITDA. Những doanh nghiệp có khối lượng khấu hao lớn, như thuộc các ngành sản xuất hay công nghệ thông tin, kèo theo lợi nhuận ròng thấp. Khi đó, để có các yếu tố có mức độ cao trong báo cáo tài chính thì sẽ cần đến chỉ số EBITDA. Và cũng nhờ thế, doanh nghiệp cũng có thể thu hút được thêm các nguồn vốn đầu tư trên thị trường.
  • Bên cạnh đó, chỉ số EBITDA cũng đóng vai trò là công cụ phổ biến khi sáp nhập hay mua bán của các doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ.
  • Tính hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đánh giá một cách tổng quát thông qua chỉ số. Nó phản ảnh cho doanh nghiệp về mức độ phát triển trong tương lai. Và dùng để so sánh, trong cùng ngành, của các doanh nghiệp. Để có thể đưa ra những phương án, lựa chọn đầu tư thích hợp hơn.

Ứng dụng trong đầu tư

Trong đầu tư, ta có thể dùng chỉ số để tính Margin, hoặc chỉ số nợ vay ròng/EBITDA và EV/EBITDA. Chi tiết như sau:

Tính EBITDA Margin

Biên độ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao. Với công thức tính như sau:

EBITDA Margin = Ebitda / doanh thu thuần.

Chỉ số này sử dụng để biết được doanh nghiệp có duy trì ổn định lợi nhuận hay không. Doanh nghiệp hoạt động tốt tốt, thì mức độ của chỉ số cao, trên 15% và được duy trì qua từng năm. Kéo theo khả năng thanh toán dòng tiền cũng tốt hơn.

Chỉ số nợ vay ròng/EBITDA

Chỉ số này cho biết thời gian để có thể trả hết nợ với mức EBITDA hiện tại của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ biết, doanh nghiệp đang không trong tình trạng quá mức nợ vay, nếu chỉ số thấp, ở mức dưới 1 ~ 2. Còn nếu tỷ lệ cao, ở mức 4 hay 5, thì doanh nghiệp đang trong tình trạng gánh nặng về nợ. Dựa vào chỉ số này nhà đầu tư có thể lựa chọn doanh nghiệp kỹ lưỡng hơn trước khi đầu tư.

Lưu ý là tỷ lệ của chỉ số nợ vay ròng/EBITDA sẽ khác tùy thuộc vào ngành. Bởi tùy từng ngành mà sẽ khác nhau về vốn. Vậy nên, chỉ trong cùng một ngành, nhà đầu tư sử dụng để so sánh các doanh nghiệp với nhau.

Chỉ số EV/EBITDA

Đây là chỉ số để nhà đầu tư dùng định giá của cổ phiếu. Thông qua đó có thể đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, sau khi đã loại vốn và nợ. Lưu ý là với chỉ số EV/EBITDA, nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có chỉ số thấp thay vì có chỉ số quá cao.

Những hạn chế của EBITDA

EBITDA
Các hạn chế của EBITDA nhà đầu tư cần lưu ý

Với các doanh nghiệp thì chỉ số EBITDA giúp làm đẹp các báo cáo tài chính. Thế nhưng, với các nhà đầu tư thì hãy cẩn thận với chỉ số này. Bởi vì, trên thực tế, chỉ số có thể được chỉnh sửa các số liệu. Vậy nên, chỉ với chỉ số này không thôi cũng có thể làm các nhà đầu tư nhầm lẫn trong việc đánh giá. Vậy nên, có một số hạn chế về chỉ số mà bạn cần nắm rõ như:

  • Chỉ số này KHÔNG đại diện cho dòng tiền. Nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số này để xem đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến thay đổi của vốn lưu động, dòng tiền tài chính và đầu tư.
  • Chỉ số cùng có thể làm sai lệch chi phí lãi vay. Vì chỉ số không tính các khoản phí sửa chữa, bảo dưỡng. Trong khi thực tế, các hoạt động của doanh nghiệp phần lớn đến từ nhiều thiết bị máy móc. Và chúng cần được bảo trì, nâng cấp và sửa chữa định kỳ.
  • So với lợi nhuận thuần hay EBIT, chỉ số EBITDA lại loại bỏ đi nhiều yếu tố trong các chi phí của doanh nghiệp. Có thể chỉ số làm nhà đầu tư hiểu sai về khả năng kinh doanh và sinh lời của doanh nghiệp.
  • So với thực tế, chỉ số này khiến nhiều người đánh giá doanh nghiệp “rẻ” hơn.

>>> Xem thêm bài viết: Hỗ trợ thanh toán Findo là gì?

Lời kết

Một doanh nghiệp hoạt động có nhiều yếu tố để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn chuẩn xác hơn. Chẳng hạn như là chỉ số EBITDA. Đến đây, bạn đã biết chỉ số EBITDA là gì? Và sử dụng chỉ số này trong đầu tư một cách hiệu nhất.

Tổng hợp: Chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *