Trong thị trường tài chính sẽ có nhiều thuật ngữ ám chỉ các hàng đầu mua bán bất động sản, mua bán chứng khoán, hay bất kỳ một loại công cụ tài sản nào đó. Đối với hiện tượng một nhà đầu tư khi bán hết tất cả tài sản của mình dù quá trình đầu tư có đang như thế nào được gọi là Panic Sell, hay là Bán tháo. Điều này xảy ra khi thị trường gặp biến động. Và nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư khác. Vậy thì, Panic Sell là gì? Và nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng Chứng Khoán 24h nhé!
Panic Sell là gì?
Panic Sell là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng một nhà đầu tư quyết định bán hết toàn bộ tài sản mình đang nắm giữ để chuyển sang tiền mặt, dù cho hiệu quả đầu tư có như thế nào.
Quá trình Panic Sell sẽ ảnh hưởng đến giá của tài sản. Khi đó, giá tài sản đó sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên lại không thật sự như vậy, sự giảm giá này sẽ không phản ánh đúng giá trị nội tại thật của tài sản. Và khi càng có nhiều bán tháo thì sẽ luôn có một ai đó nắm lấy cơ hội và mua loại tài sản này. Chẳng hạn hiện tượng Panic sell trên thị trường chứng khoán. Khi có nhiều nhà đầu tư bán tháo với cùng một mã cổ phiếu. Điều này sẽ làm cho cổ phiếu giảm giá nhanh. Và sẽ có một nhà đầu tư khác mua lại cổ phiếu này với giá rẻ hơn giá trị nội tại của nó.
Thông thường, Panic Sell xảy ra khi thị trường gặp biến động mạnh. Trong điều kiện không thuận lợi, nhiều nhà đầu tư không thể chắc chắn với cơ hội kiếm lợi nhuận từ tài sản mình nắm giữ sẽ có xu hướng chuyển nó sang tiền mặt hơn.
Panic Sell thường sử dụng trên thị trường chứng khoán. Khi mà nhà đầu tư thật sự nắm giữ tài sản. Còn với thị trường forex hầu như không có hiện tượng này. Vì đầu tư vào forex, bạn cũng không thật sự nắm giữ bất kỳ loại tài sản nào.
Sự nguy hiểm của Panic Sell
Từ xua đến nay, sau một đợt suy thoái hay khủng hoảng, thị trường lại hồi phục. Tuy nhiên, thời gian thị trường hồi phục nhanh chậm khác nhau. Cuộc khủng hoảng càng lớn thì quá trình hội phục càng lâu. Điều này đã luôn được chứng minh, và không có ngoại lệ. Càng dễ nhận thấy khi đầu tư chứng khoán. Thị trường chứng khoán sẽ luôn có sự sụt giảm và hồi phục trở lại, như một lẽ tất yếu để tạo thành một chu kỳ.
Nhưng với tâm lý chung, chúng ta sẽ luôn lo lắng và sợ hãi mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng. Sự lo ngại về tài sản và mong muốn hạn chế các rủi ro là điều tất yếu của các nhà đầu tư. Dù là như vậy, tâm lý của chúng ta nhìn nhận về rủi ro có thể không chính xác.
Trong giai đoạn xảy ra suy thoái thị trường, hiện tượng Panic Sell – bán tháo ồ ạt, dễ mang đến rủi ro hơn. Bởi vì trên thực tế, sự lo sợ về sự thua lỗ chỉ là trên lý thuyết. Nếu bạn bình tĩnh và suy xét lại, sự giảm giá của khoản đầu tư chỉ diễn ra trong tạm thời. Thị trường rồi sẽ lại hồi phục, và khoản đầu tư của bạn sẽ lấy lại giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, với tâm lý chung, sự lo lắng của nhà đầu tư thường thôi thúc họ bán ra. Vì khi Panic Sell càng diễn ra nhiều hơn, thì dần dần ta có xu hướng làm theo tâm lý đám đông nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến Panic Sell
Quyết định dẫn đến Panic Sell chủ yếu đến từ sự khủng khoản và suy thoái trên thị trường. Và sự sụt giảm từ thị trường đến từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn: Vấn đề về chính trị, hay các chỉ số kinh tế yếu, hoặc những nguyên nhân không lường trước được từ Thiên tai, dịch bệnh. Sự sụt giảm của thị trường diễn ra không phải lúc nào cũng như nhau. Vậy nên trong phân tích kỹ thuật, sự sụt giảm thị trường được biểu diễn với các định nghĩa khác nhau. Dựa vào mức độ của sụt giảm mà ta chia nó thành 3 dạng chính. Chi tiết từng dạng sụt giảm lần lượt là:
PullBack
So với mức cao trước đó thị trường sụt giảm từ 5 đến 10% được định nghĩa là PullBack. Pullback thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nên cũng không quá ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Mà ngược lại, điều này còn giúp nhiều người nắm bắt cơ hội mua được nhiều mã cổ phiếu có giá trị cao với mức giá rẻ hơn.
Chẳng hạn, sau khi có thông báo về lợi nhuận của công ty. Với những tin tức tích cực đã giúp mã cổ phiếu tăng giá. Và nhiều nhà đầu tư bán ra để chốt lời. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng Pullback. Với hành động bán ra này cũng được gọi là Pencil Sell. Tuy vậy, trong trường hợp bán tháo này thì không những không mang đến tiêu cực mà còn giúp nhà đầu tư mua được các cổ phiếu giá tốt hơn. Hơn nữa, cổ phiếu vẫn có xu hướng tăng giá trong tương lai.
Correction
Correction là định nghĩa của sự sụt giảm trên thị trường ở mức độ từ 10 đến 20%. Giai đoạn này có thể kéo dài đến vài tháng. Thời gian dài hơn, nên nhà đầu tư cũng sợ thua lỗ hơn, và dẫn đến nhiều đợt Panic Sell. Hiện tượng này càng nhiều hơn khi có có nhiều tin tức hơn trên các mạng xã hội, truyền thông.
Trên giai đoạn Correction nhà đầu tư khó để đánh giá liệu đây chỉ là một sự sụt giảm ngắn hay sẽ kéo dài trong thời gian dài. Mức độ nghiêm trọng hơn nếu Correction kéo dài đến hơn 3, 4 tháng. Cùng với đó là những điều kiện không thuận lợi cũng xuất hiện nhiều hơn. Như việc thường sự định giá quá cao cho một mã cổ phiếu. Dù vậy, giai đoạn Correction cũng là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư mua các mã cổ phiếu có giá tốt.
Bear Market
Bear Market là định nghĩa cho sự sụt giảm từ 20% và kéo dài ít nhất là 2 tháng. Thường giai đoạn này hay đi kèm với sự suy thoái của nền kinh tế. Và cũng là giai đoạn mà nhà đầu tư mất niềm tin nhất, lo lắng nhất. Để tránh rủi ro thua lỗ họ sẽ liên tục bán tài sản, sự xuất hiện của Panic Sell trên thị trường cũng ồ ạt. Và cũng là thời điểm dễ nhận thấy sự nghiêm trọng của Panic Sell. Nó làm giá trên thị trường liên tục bị kéo xuống và khó để hồi phục.
Nhưng nhìn chung, dù là Bear Market, Correction hay Pullback thì đều là hiện tượng tất yếu để diễn ra một chu kỳ giá. Khi sụt giảm thị trường rồi cùng hồi phục trở lại, nhà đầu tư lại bắt đầu một chu kỳ đầu tư mới.
Ảnh hưởng của Panic Sell với tâm lý nhà đầu tư
Hành động bán hết tài sản, như với thị trường chứng khoán là khi một nhà đầu tư bán hết cổ phiếu để chuyển sang tiền mặt. Điều này ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư, và cuối cùng là cộng đồng trên thị trường. Nhìn chung, Panic Sell sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư theo quá trình như sau:
Panic Sell kích hoạt – sợ hãi
Thông thường nhà đầu tư lo lắng khi có một vài thông tin tiêu cực đến thị trường đầu tư. Đặc biệt hơn thông tin tiêu cực đó hướng thẳng đến loại tài sản mà nhà đầu tư đang nắm giữ. Và để phòng tránh, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán ra. Giá càng giảm khi có nhiều nhà đầu tư bán ra, ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư khác, và họ cũng chọn cách là Panic Sell. Mức độ nghiêm trọng hơn khi càng có nhiều Panic Sell dẫn đến giá giảm sâu hơn, và nhà đầu tư sẽ càng lo sợ hơn. Thế nhưng, giai đoạn này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Vì trong thời điểm này, trong khi có người đang bán tháo ồ ạt, thì cũng có một số bộ phận người mua vào, với mức giá rẻ hơn.
Động lực – nỗi lo mất mát
Loss aversion – ác cảm mất mát là trạng thái mà một người bị mất niềm tin, cảm thấy tổn thất nhiều hơn lợi nhuận. Trên thực tế, nhiều người sẽ có những hành động khác nhau, dựa vào các tình huống khác nhau. Trong bối cảnh khi càng có nhiều người chọn Panic Sell, nhiều người càng lo lắng về sự thua lỗ hơn. Khi càng có nhiều người bán tháo, nhà đầu tư với ác cảm mất mát. Từ đó sẽ có động lực bán ra hơn để tránh rủi ro thua lỗ.
Quyết định – không muốn bị bỏ lại
Bởi vì tất cả đều đã bán, nên nếu không muốn bị bỏ lại, nhà đầu tư sẽ quyết định bán ra. Điều này chính là tâm lý đám đông. Khi có một người quyết định Panic Sell và kéo theo các nhà đầu tư khác cũng quyết định tương tự.
Làm thế nào để tránh ảnh hưởng từ Panic Sell?
Nếu sau khi đã Panic Sell thì hầu hết mọi người đều do dự khi quay lại thị trường. Để quay lại thị trường thì nhà đầu tư cần xác định lúc nào nên bán và lúc nào nên mua lại. Trong chứng khoán, các quyết định quá vội vàng đều không mang lại kết quả tốt. Thông thường, khi một người quyết định bán tháo hết toàn bộ tài sản, đều chờ đợi giá tốt để mua lại. Dưới đây là một số tips giúp bạn có thể tránh được ảnh hưởng từ Panic Sell.
Để tránh Panic Sell cần giữ bình tĩnh
Dù có nhiều thông tin tiêu cực hay thị trường có biến động như thế nào, thì nhà đầu tư cần nhất lúc này chính là giữ bình tĩnh. Nếu để cảm xúc lấn át dễ có những quyết định sai lầm. Như đã nói, một chu kỳ bình thường trên thị trường sẽ luôn xuất hiện các đợt sụt giảm. Các đợt lần lượt là pullback, Correction và Bear Market. Dựa vào tình hình, việc Panic Sell sẽ mang lại kết quả tốt, hoặc không. Nên hãy phân tích thị trường mà thực hiện các quyết định mua bán.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Thị trường có thể phục hồi sau khi sụt giảm, tuy nhiên các công ty thì lại không như vậy. Sẽ có trường hợp, trong đợt khủng hoảng, bạn bán hết cổ phiếu của một công ty. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau giá cổ phiếu đó lại tăng mạnh. Hoặc ngược lại, công ty có thể không vượt qua được giai đoạn sụt giảm, và việc bán cổ phiếu đó đã mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, rất khó để nhà đầu tư dự đoán chính xác diễn biến tình hình tiếp theo. Điều này đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng từ rất nhiều chỉ số. Để giảm thiểu rủi ro nhiều nhất, cách tốt nhất lúc này chính là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Có nhiều loại tài sản sẽ giúp bạn an tâm về khoản đầu tư của mình, qua đó tránh được hiệu ứng Panic Sell.
Xem thêm: Awesome Oscillator là gì? CÁch sử dụng chỉ báo AO.
Lời kết
Nhìn chung Panic Sell xuất phát từ nỗi lo sự của bản thân và tự bảo vệ. Trong một số trường hợp việc bán tháo mang đến hiệu quả để tránh mất mát quá nhiều. Tuy vậy, phần lớn việc bán tháo (panic sell) thường làm nhà đầu tư mất đi cơ hội kiếm lời trong tương lai. Sự sụt giảm của thị trường là lẽ tất yếu. Sau một thời gian sau thị trường sẽ lại hồi phục. Quá trình này diễn ra thường xuyên, trở thành một chu kỳ lặp lại trên thị trường. Vậy nên, hy vọng những thông tin về Panic Sell là gì trong bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc!
Tổng hợp: Chungkhoan24h.net