Mô hình cốc tay cầm trong các chiến lược phân tích kỹ thuật

Mô hình cốc tay cầm là một yếu tố, vũ khí quan trọng cho các nhà đầu tư. Trong bất kỳ thị trường giao dịch tài chính nào thì việc nghiên cứu về các dạng mô hình vô cùng quan trọng. Nó là một trong những công cụ thể hiện, phản  ánh chính xác hiện thực thị trường. Đối với mô hình nến Nhật thì việc phân tích có vẻ hơi khó khăn khi nến Nhật có thể đảo chiều liên tục.

Chúng tôi đã có bài viết giải đáp về vấn đề mô hình nến Nhật giúp ích gì cho nhà đầu tư. Vậy nên mô hình cốc tay cầm trong bài viết hôm nay cũng là câu trả lời cho câu hỏi tương tự. Giúp cho phần lớn những khúc mắc của các trader được giải đáp. Với mô hình này bạn cần thấu hiểu được nó để biến nó thành vũ khí trang bị trên chiến trường tài chính. Với sự bùng nổ và đột phá liên tục của giá thì lựa chọn phân tích mô hình này là việc làm sáng suốt.

Khái niệm mô hình cốc tay cầm

Mô hình được biểu thị trên biểu đồ
Mô hình được biểu thị trên biểu đồ

Mô hình cốc tay cầm cũng giống như những mô hình khác đều thể hiện dưới dạng biểu đồ. Đây là một trong những trợ thủ đắc lực giúp nhà đầu tư nắm bắt được thị trường chứng khoán và giá các loại cổ phiếu. Cha đẻ của mô hình này là ông William L.Jiler, ông đã phát hiện ra nó năm 1960. Ban đầu ông đặt tên cho mô hình này là Saucer with platform, sau đó mới đổi thành Cup and Handle. Từ đây mô hình này cũng dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn với các nhà đầu tư chứng khoán hay Forex.

Ngoài mô hình cốc tay cầm thông thường thì còn có cả mô hình cốc tay cầm ngược. Trước đó xu hướng của mô hình này là giá có thể tăng hoặc giảm, không xác định.

Các phần của mô hình này là gì?

Sau những thông tin về mô hình cốc tay cầm là gì, bạn nên tìm hiểu về cấu tạo của nó. Đúng như tên gọi, mô hình này có hình dáng hệt như chiếc cốc có quai mà bạn hay sử dụng. Và dĩ nhiên là nó cũng có hai phần như vậy đó là phần cốc và phần tay cầm.

Đối với phần cốc: Nó sẽ có hình dạng như chữ U hoặc hình chữ V xuất hiện trên biểu đồ. Việc hình thành nên mô hình này là do quá trình tụt giá liên tiếp của cổ phiếu. Sau một thời gian thì đã có chuyển biến tốt hơn và có dấu hiệu giá bắt đầu đi lên. Dựa vào những điểm mấu chốt này các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm ra phương án phù hợp cho mình.

Đối với phần tay cầm: Nó được hình thành khi giá cổ phiếu tăng và các nhà đầu tư nhanh chóng bán ra để kiếm lời. Do cổ phiếu bán ra đồng loạt với số lượng lớn nên giá sẽ giảm để tạo thành một vùng gọi là điều chỉnh. Nguồn cung gần cạn kiệt thì người mua vào sẽ là người giành ưu thế hơn. Giá cổ phiếu lúc này sẽ không còn ở phần tay cầm nữa, cũng vì vậy mà tạo nên mô hình cốc tay cầm.

Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm

Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm

Việc tìm hiểu và nghiên cứu về mô hình cốc tay cầm chuẩn mang lại nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư. Nắm rõ những đặc điểm của nó giúp việc phân tích được dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà các trader cần lưu ý và khám phá những đặc điểm của nó như sau:

Phần thân

  • Trước khi hình thành phần thân, sẽ có đợt tăng giá khoảng 30% về phần bên trái chiếc cốc. Đây là một trong những điểm mấu chốt của nhà đầu tư; nếu muốn mình là người dành ưu thế trong thị trường chứng khoán
  • Khoảng thời gian hình thành cốc tay cầm là từ 7-65 tuần và sẽ diễn ra liên tục trong vòng 3-6 tháng
  • Độ sâu tương đối từ phần đỉnh xuống phần đáy là 12-15%, cũng có thể lên tới 50%. Nhưng nếu vượt quá 50% thì sẽ dẫn đến những thất bại không đáng có
  • Nên lựa chọn phần thân cốc hình chữ U hơn là hình chữ V; vì thân cốc hình chữ U đáng tin cậy hơn
  • Phần đỉnh cốc hai bên không có chiều cao giống nhau

Phần tay cầm

  • Khoảng thời gian diễn ra phần tay cầm sẽ là 1-2 tuần tùy theo từng đợt. Những nhà đầu tư mới còn “nhát tay” thì sẽ dễ dàng bị loại bỏ trước khi đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra.
  • Tay cầm của cốc sẽ không xuất hiện trong một số trường hợp. Và cổ phiếu lúc này sẽ tăng giá mà không có tiến trình điều chỉnh lại. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nếu mô hình mà không có tay cầm sẽ rất dễ thất bại. Tỷ lệ thành công khi giao dịch không có xác suất cao trên thị trường
  • MA200 và phần cốc là 2 vị trí sẽ xuất hiện phần tay cầm của cốc. Được biết đây cũng là một trong hai yếu tố quyết định xác suất thành công của quá trình đầu tư cổ phiếu. Nếu một mô hình mà không xuất hiện cả hai vị trí này thì khả năng thành công là rất nhỏ
  • 10-15% chính là khoảng tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm được xác định từ phần đỉnh
  • 40-50% là điểm thoát khỏi tay cầm

Cách giao dịch mô hình cốc tay cầm thế nào?

Cách giao dịch mô hình cốc tay cầm
Cách giao dịch mô hình cốc tay cầm

Giao dịch trong mô hình cốc tay cầm không phải là một điều dễ dàng. Muốn giao dịch được trong mô hình này nhà đầu tư cần phải thuộc lòng một số điều kiện như:

  • Phân tích và tìm hiểu về xu hướng trước đó
  • Giao dịch theo hai hướng cơ bản: Khi giá đã bị phá vỡ hoặc chờ đến khi giá re-test
  • Chốt lời cũng có thể làm theo 2 dạng đó là theo mô hình nêm hoặc cốc tay cầm

Đối với trường hợp chốt nêm thì nhà đầu tư cần chốt ngắn hơn và ngược lại. Nếu chốt mô hình cốc tay cầm thì nhà đầu tư lại phải chốt dài hơn một chút. Vì đây là một trong những mô hình thuộc dạng khó nhận diện; nên cần phải xác định được chính xác mô hình. Sau đó mới tiến hành làm theo các bước hướng dẫn đầu tư nếu không sẽ thất bại.

Đối với mô hình này thì cách giao dịch duy nhất bạn cần làm là xác định thời điểm đặt lệnh Buy. Khi đáy của cốc vừa hình thành cũng chính là thời điểm đẹp để tiến hành đặt lệnh. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể triển khai việc mua tại đáy của phần tay cầm. Khoảng cách từ miệng tới đáy cốc sẽ bằng 1/3 chiều cao của cốc. Đây cũng là thời điểm đẹp để bạn tiến hành mua vào.

Nhược điểm của mô hình

Không có một mô hình nào hoàn hảo cả; và mô hình cốc tay cầm này cũng không phải ngoại lệ. Nó cũng đã và đang tồn tại những hạn chế riêng biệt mà cần được chú ý, cẩn trọng.

  • Mô hình mất nhiều thời gian hoàn thiện khiến nhiều nhà đầu tư nản chí
  • Cốc nông là trường hợp đưa ra tín hiệu nhưng cũng có trường hợp cốc sâu mới là tín hiệu đúng
  • Sẽ có trường hợp không có tay cầm trong mô hình
  • Trường hợp cổ phiếu kém thanh khoản thì mô hình không đáng tin

Xem thêm: Sóng Elliott có cấu trúc và cấp độ thế nào trong giao dịch?

Tổng kết

Các nhà đầu tư thông thái có thể tham khảo những lý thuyết trên đây để trang bị hành trang cho mình. Chiến đấu trên thị trường tài chính mà không có cho mình một lượng kiến thức sâu rộng sẽ rất dễ bị thất bại. Ngoài những thông tin về mô hình cốc tay cầm mà chúng tôi chia sẻ thì các trader cần tự mình đúc kết ra những kinh nghiệm riêng. Không gì bằng tự rút ra những bài học riêng cho bản thân mình sau mỗi giao dịch.

Tổng hợp: Chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *