Mô hình cái nêm – diễn biến và cấu tạo của nó

Mô hình cái nêm là một dạng mô hình giá dành cho những nhà đầu tư thích style của Price action. Mặc dù nó chỉ là một mô hình giá giúp cho các nhà đầu tư giao dịch thành công hơn. Nhưng mô hình này lại khiến nhiều người dễ nhầm lẫn sang mô hình tam giác. Dạng mô hình này hoàn toàn khác biệt vì nó là mô hình tiếp diễn. Wedge Pattern này phổ biến vô cùng trong những giao dịch của các nhà đầu tư Forex. Chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người về mô hình cái nêm.

Đặc biệt hơn là chúng tôi sẽ giới thiệu cả mô hình Wedge Pattern tăng và Wedge Pattern giảm. Cùng với đó là những khái niệm và đặc điểm nhận dạng nó khi xuất hiện trên thị trường. Nếu bạn vẫn còn đang lăn tăn tìm hiểu về Bear Trap thì cứ gạt nó qua một bên đã. Vì hôm nay chúng ta chỉ tập trung duy nhất vào mô hình này thôi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến góc nhìn sâu sắc về mô hình cho bạn.

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình Wedge Pattern
Mô hình Wedge Pattern

Mô hình cái nêm, hay còn được gọi với một cái tên “tây” hơn là mô hình Wedge Pattern. Nó sẽ xuất hiện sau khi thị trường có một xu hướng tăng hoặc giảm giá. Nó sẽ đoán được xu hướng giá đảo chiều hay sẽ tiếp diễn của xu hướng trước. Nhiều người nhận định rằng mô hình này có nhiều điểm tương đồng với mô hình tam giác. Chính vì thế mà rất nhiều trader đã bị đánh lừa khi thực hiện các giao dịch. Cấu tạo của một mô hình cái nêm sẽ có 2 đường chính. Một là đường hỗ trợ nằm bên dưới và một là đường kháng cự nằm phía bên trên. Nó sẽ cùng dốc lên hoặc cùng hướng xuống giao nhau tại một điểm và tạo thành mô hình cái nêm hoàn chỉnh.

Trong nêm, giá sẽ di chuyển ở mức độ ngày càng thu hẹp lại. Khi được thu hẹp tại một khoảng cách nhất định thì giá sẽ xảy ra hiện tượng breakout theo chiều hướng lên hoặc hướng xuống. Trường hợp giá phá vỡ theo hướng lên trên thì người ta xe gọi đây là xu hướng tăng. Còn ngược lại, nếu giá phá vỡ xuống dưới thì đây sẽ là xu hướng giảm. Vậy là bạn đã bỏ túi được cách nhận biết về mô hình cái nêm rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau di chuyển sang phần cấu tạo của mô hình này nhé.

Cấu tạo của mô hình cái nêm

Mô hình nêm sẽ được hình thành khi giá tại hai đường ở xu hướng tụ lại với nhau. Vì vậy nên muốn hình thành mô hình này sẽ cần dựa hoàn toàn vào 2 đường xu hướng của nó. Đường nằm trên là đường kháng cự còn đường nằm dưới sẽ là đường hỗ trợ. Và một trong những điểm mấu chốt giúp phân loại mô hình này với các loại khác là nằm ở độ dốc của nó. Ngoài ra, độ dốc lên hay dốc xuống cùng kết hợp với xu hướng trước đó sẽ khẳng định được bản chất của mô hình. Tức là nó sẽ là một mô hình ổn định với mức giá hiện tại hay nó lại nhanh chóng quay đầu đảo chiều. Và nhờ đó thì mình cũng sẽ chia mô hình được thành 2 dạng là mô hình nêm tăng và giảm.

Từ giai đoạn này sẽ hình thành nên hai dạng giao dịch qua mô hình nêm. Đó là dạng giao dịch mô hình nêm tiếp diễn và giao dịch mô hình nêm đảo chiều. Vậy nói tóm lại là cấu tạo của mô hình nêm sẽ bao gồm hai đường xu hướng chính. Và trong 2 đường xu hướng sẽ có một vùng giá di chuyển liên tục. Nhưng nếu giá trong mô hình đi ngang với việc dập lên dập xuống giữa 2 đường xu hướng. Và nó tạo thành 2 đường song song với nhau, thì mô hình nêm giá sẽ đi theo dạng sóng. Tức là nó sẽ tạo ra được những đỉnh đáy thấp dần hoặc cao dần tùy thuộc vào mô hình đó.

Các loại mô hình cái nêm

Trong mô hình cái nêm sẽ có ba dạng chính mà mọi người cần nhận dạng được. Nhận biết được ba dạng này sẽ giúp cho quá trình đầu tư được diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà bạn cần nắm bắt thật kỹ nội dung và thông tin bên dưới nhé.

Mô hình nêm tăng

Mô hình Wedge Pattern tăng
Mô hình nêm tăng

Muốn nhận biết được mô hình này thì bạn chỉ cần nhìn vào hai đường hỗ trợ và kháng cự. Nếu như hai đường này nằm ở trạng thái dốc lên và giao tại một điểm với phần thân thì nó sẽ là mô hình nêm tăng. Sau khi xuất hiện xu hướng tăng hoặc giảm thì mô hình nềm sẽ được hình thành. Nếu trường hợp giá bị breakout ra ngoài, thì dĩ nhiên xu hướng giá của nó hoàn toàn khác biệt với mô hình nêm. Ngoài ra cần phải đạt 1 yêu cầu là giá phải chạm vào trendline tối thiểu 1-2 lần.

  • Rising Wedge sẽ xuất hiện trong trường hợp giá tăng lên và lúc này giá của đỉnh sau sẽ cao hơn đỉnh trước rất nhiều. Thế nhưng độ dốc của đỉnh sau và đỉnh trước sẽ khác biệt hoàn toàn với đáy sau, đáy trước. Hay nói một cách ngắn gọn là độ dốc đường kháng cự không bằng độ dốc của đường hỗ trợ
  • Chứng tỏ một điều rằng: Sức mua trên thị trường đang ngày càng suy yếu đi. Và ngược lại thì lượng bán đang ngày càng gia tăng hơn về số lượng. Khi lực bán hình thành mức độ mạnh mẽ vừa đủ, nó sẽ ngay lập tức phá vỡ đường hỗ trợ theo chiều xuống. Và từ đó xu hướng giảm giá sẽ được hình thành
  • Còn nếu mô hình nêm tăng được hình thành trong một xu hướng thị trường giảm. Tức là thị trường lúc này đang ở trạng thái tạm nghỉ sau một thời gian ngắn hoặc dài giảm giá. Lúc này lượng mua khá yếu nhưng phe bán lại lợi dụng cơ hội để đẩy giá xuống thấp hơn.

Mô hình nêm giảm

Cấu tạo của mô hình Wedge Pattern
Cấu tạo của mô hình Wedge Pattern

Mô hình cái nêm giảm là mô hình mà trong đó đường hỗ trợ và kháng cự đều dốc xuống. Điểm giao nhau sẽ là điểm chếch xuống phần bên dưới của mô hình nêm. Tại mô hình nêm giảm, giá sẽ bị phá vỡ ở một hướng trái ngược hoàn toàn so với hướng dốc của mô hình. Giống với mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm cũng sẽ được hình thành tại một xu hướng tăng hoặc giảm giá.

  • Trường hợp nêm giảm bắt đầu được hình thành sau khi thị trường ở tình trạng tăng. Lúc này việc hướng xuống của trendline chỉ cho thấy rằng thị trường đang tạm dừng lại. Thời điểm này, nhiều trader sẽ chốt lời sau khi đạt mức sinh lời như kỳ vọng. Khoảng thời gian này đã bắt đầu xuất hiện lực bán nhưng không mạnh mẽ. Bên mua sẽ lợi dụng cơ hội này để ép giá lên triệt để. Khi lực mua đủ lớn giá sẽ phá vỡ khỏi đường kháng cự và tiếp tục tăng lên xu hướng như ban đầu
  • Trong trường hợp nêm giảm sau khi xuất hiện một xu hướng giảm. Lúc này nó sẽ dự báo được khả năng về mức giá đảo chiều rất có thể xảy ra. Độ dốc của đường kháng cự sẽ hoàn toàn lớn hơn độ dốc của đường hỗ trợ. Lúc này lượng bán đang dần yếu đi, khi lượng mua tăng lên đủ mạnh, giá sẽ bị break out khỏi khu vực kháng cự và đảo chiều để đi lên. Lúc này xu hướng tăng sẽ được mở ra mạnh mẽ hơn

Mô hình nêm mở rộng

Nêm mở rộng là mô hình thứ ba thuộc về mô hình cái nêm nói chung. Ta có thể nhận ra được mô hình này nếu như giá có độ dao động mở dần từ trái sang phải. Lúc này đường kháng cự hay hỗ trợ sẽ có thể dốc lên hay dốc xuống không thể xác định được. Thời điểm này cũng là lúc phe mua và cả phe bán đều bị suy giảm nặng. Tức là đây là một tín hiệu của việc đảo chiều, giá lúc này sẽ biến động từ giảm sang tăng hoặc cũng có thể là ngược lại. Mô hình này sẽ được hình thành ở đáy của xu hướng giảm giá cũng có thể là ở đỉnh của xu hướng tăng giá. Nhưng trong thị trường ngoại hối thì nó sẽ thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng.

Cách giao dịch với mô hình cái nêm

Muốn giao dịch với mô hình cái nêm thì bạn cần xác định xu hướng di chuyển của giá trước thời gian mô hình được tạo thành. Sau đó bạn phải vẽ mô hình lên biểu đồ bằng cách nối hai đỉnh phía trên để có được đường kháng cự. Và sau đó nối tiếp 2 phần đáy phía dưới để tạo ra được đường hỗ trợ. Cuối cùng, bạn cần xác định được rõ ràng điểm vào lệnh, cắt lỗ hay chốt lời một cách chính xác. Muốn hình dung kỹ hơn thì bạn có thể tham khảo các bước chi tiết bên dưới đây nhé.

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh

Cách giao dịch với mô hình Wedge Pattern
Cách giao dịch với mô hình Wedge Pattern

Muốn xác định điểm vào lệnh thì thông thường sẽ có hai cách như sau:

  • Cách 1: chọn vào lệnh tại thời điểm giá bắt đầu xuất hiện hiện tượng Break out. Tức là bạn sẽ bắt đầu vào lệnh khi giá đã phá vỡ mức kháng cự tại mô hình nêm giảm. Và phải phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đối với trường hợp mô hình nêm tăng
  • Cách 2: Nến xác nhận sẽ hiện ra sau khi nến phá vỡ được hình thành. Tiếp theo đó, bạn thực hiện vào lệnh ngay sau mức giá đóng cửa của nến xác nhận là được. Trường hợp mô hình cái nêm tăng thì nến xác nhận sẽ là loại nến giảm, và ngược lại. Những trader mới có thể thực hiện và áp dụng phương pháp này. Dù nó không được sinh lời nhiều như cách 1 nhưng mức độ rủi ro thấp và an toàn lại nhiều hơn.

Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời

  • Cắt lỗ: Trader có thể thực hiện đặt lệnh stop loss tại điểm nằm phía trên đỉnh cao nhất của mô hình cái nêm tăng. Trường hợp mô hình cái nêm giảm thì bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ ở điểm thấp nhất dưới đáy gần nhất so với điểm được đặt lệnh
  • Chốt lời: Nếu như trường hợp mô hình xảy ra đúng thì lúc này giá sẽ tăng lên hoặc giảm xuống với một lực bằng chiều rộng mô hình. Vì vậy điểm chốt lời phù hợp nhất là cách điểm phá vỡ một khoảng bằng đúng chiều rộng của cái nêm

Tóm lại dù là mô hình cái nêm hướng lên hay hướng xuống, tăng hay giảm gì; thì mọi người cũng có thể áp dụng cách thức giao dịch này nhé.

Lời kết

Như đã chia sẻ với mọi người thì mô hình nêm khá dễ dãi vì nó xuất hiện với tần suất dày đặc trong Forex. Vì vậy bạn cần nghiên cứu đầy đủ những thông tin về khái niệm, cấu tạo và các diễn biến của nó trên thị trường. Mục đích của việc làm này là sẽ giúp bạn tránh được nhầm lẫn trong các giao dịch của mình. Những hướng dẫn giao dịch của chúng tôi mong rằng sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn. Vì mô hình này khá phức tạp và có đến những hai loại mô hình nêm là tăng và giảm. Cho nên bạn phải cẩn thận tiếp thu thông tin nếu không muốn gặp phải những nhầm lẫn nhé. Chúc các nhà đầu tư có thể thành công tham gia vào thị trường với mô hình cái nêm này.

Tổng hợp: chungkhoan24h.net

1 những suy nghĩ trên “Mô hình cái nêm – diễn biến và cấu tạo của nó

  1. Pingback: Mô hình cái nêm - diễ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *