Giá thép trên đà tăng trưởng khiến kinh tế “hỗn loạn”

Từ khi chiến tranh nổ ra giữa Nga và Ukraine đã kéo theo biết bao hệ lụy kinh tế và gần đây nhất là giá thép. Khi mà xăng dầu, giá phân bón và giá lương thực ngày càng tăng cao. Thì thép cũng đang trở thành sản phẩm tiếp theo leo đỉnh giá liên tục. Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng phải rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” khi mỗi ngày giá một khác. Tình hình bất ổn tại phương Tây vẫn luôn xảy ra mỗi ngày khiến cho các nước khác bị cuốn theo.

Việt Nam chúng ta cũng đã và đang phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ thế giới. Thép trong nước tuy có cơ hội được phát triển nhờ thời cuộc phương Tây lũng loạn. Thế nhưng việc tăng giá thì lại khiến cho người mua trở nên đau đầu hơn rất nhiều. Nếu là một người thích tìm hiểu những tin tức về thị trường hàng hóa thì bạn có thể tham khảo nội dung bên dưới. Chungkhoan24h.net đã tổng hợp những tin tức nóng hổi về tình hình thép trong và ngoài nước ở thời điểm hiện tại.

Giá thép leo thang khiến nhiều công trình bị ngưng trệ

Giá thép leo thang khiến nhiều công trình bị ngưng trệ
Giá thép leo thang khiến nhiều công trình bị ngưng trệ

Theo nguồn tin từ các trang báo lớn, đấu thầu xây dựng cây cầu tại Rome đã thất bại. Nó chính là bằng chứng cho căng thẳng giữa Nga và Ukraine, khiến giá thép tăng vọt. Vào đầu tháng 3, không có hồ sơ dự thầu nào cho dự án cầu Ponte dei Congressi trị giá 163 triệu đô la bắc qua Tiber vì giá thép đang ở đỉnh tăng. Tại Châu Âu thép đã tăng giá vượt mốc 51% kể từ khi diễn ra cuộc đụng độ của Nga và người anh em Ukraine.

Kinh tế Châu Âu đang trên đà phục hồi sau đại dịch nhưng giờ tiếp tục gặp khó khăn. Nguyên do là vì thép trước giờ được đánh giá là vật liệu xây dựng quan trọng. Ngoài việc thép tăng giá thì các loại năng lượng lẫn khí đốt cũng đang đắt như “vàng”. Họ chỉ có thể đưa ra cho mình 2 con đường duy nhất để lựa chọn. Hoặc là chấp nhận mua sản phẩm với giá “trên trời” hoặc là giảm sản lượng sản xuất. Từ trước đến nay, 1/5 nguồn cung thép của Châu Âu đến từ Nga và Ukraine. Thế nên từ khi sự xung đột vũ trang xảy ra nguồn cung đã trở nên bị hao hụt đi rất nhiều lần. Chi phí năng lượng không ngừng leo đỉnh khiến nhiều doanh nghiệp đành chấp nhận giảm sản lượng.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân chính

Nhiều chuyên gia và nhà chiến lược hàng hóa nhận định.  “Việc thép tăng giá đã gây chấn động đến nền kinh tế cốt lõi của trời tây. Các chuỗi cung ứng đang dần trở nên náo loạn trên thị trường”. Nhiều doanh nghiệp xây dựng phản ánh, căng thẳng ở Ukraine đã làm dẫn đến tình trạng thiếu thép xây dựng. Bao gồm cả một loại thép chịu nhiệt được sử dụng phổ biến và rất cần thiết trong xây dựng.

Thép chịu nhiệt, vốn chủ yếu được sản xuất ở Ukraine, nhưng với tình hình hiện tại thì nó hoàn toàn không có sẵn. Nghĩa là bất kỳ nơi nào sử dụng corten – chẳng hạn như cầu cạn ở Ý chắc chắn sẽ phải ngừng sản xuất.  Theo nhà phân tích Grant Sporre, thép tăng giá làm cho nhu cầu người tiêu dùng đang tuột dốc. Trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất thuộc về lĩnh vực ô tô và sản xuất hàng tiêu dùng. Với tình hình như hiện nay muốn sản xuất một chiếc ô tô sẽ cần thêm 700-800 Euro. Khiến cho kết quả lợi nhuận của người kinh doanh bị ảnh hưởng sâu sắc. Họ buộc phải tăng giá sản phẩm lên để phù hợp với loạt chi phí đã bỏ ra.

Các khu vực trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng bởi giá thép

Giá thép liên tục tăng cao
Giá thép liên tục tăng cao

Đại Tây Dương cũng phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Giá thép thế giới đã tăng lên những 56% khi bùng nổ cuộc xung đột. 70% sản lượng thép của Hoa Kỳ tại các lò điện quang hồ phụ thuộc vào nửa nguồn cung gang từ Nga và Ukraine. Nhiều nhà chức trách đã phân tích: Mọi thứ đang rối loạn vì nguồn cung gián đoạn. Nguồn cung gang giảm làm cho nguyên liệu thô khác cũng tăng gía mạnh, bao gồm cả phế liệu cao cấp cũng không ngoại trừ.

Nhiều doanh nghiệp cho hay, nếu vẫn tiếp tục không đáp ứng đủ nguồn cung về gang. Họ sẽ buộc phải dùng đến phế liệu cao cấp để thay thế và nơi họ lấy sẽ là Mỹ. Thị trường thép tại Trung Quốc cũng đang rục rịch tăng giá toàn cầu. Như vậy giá thép thế giới sẽ đồng loạt tăng cao khiến cho nhiều nhà tiêu dùng sẽ phải điêu đứng.

Doanh nghiệp thép Việt Nam được hưởng lợi

Mirae Asset Securities dự báo xuất khẩu thép dự kiến sẽ tăng lên 15% so với năm 2021.  Mirae Asset đưa ra dự báo này vì thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục mở rộng vào năm 2022 do chiến tranh ở Nga và Ukraine. Hiện tại, Nga đứng thứ hai về xuất khẩu thép sang EU, với thép dẹt chiếm 14% và thép dài chiếm 19%; thép dẹt của Ukraine chiếm 8%, thép dài chiếm 7% và Belarus chiếm 14%. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp Việt Nam đang “đổi vận” và được hưởng nhiều lợi ích từ thị trường Âu – Mỹ.

Trước đó, năm 2021 chính sách chống bán phá giá tại thị trường nước ta không hề đổi mới. Nó vẫn luôn duy trì ở mức rất thấp hoặc không có. Lĩnh vực xuất khẩu của ngành thép dự kiến ​​sẽ mở ra nhiều chân trời mới cho giá thép Việt Nam. Chỉ trừ một số sản phẩm được xuất sang Thái Lan hay Australia chiếm 5% tổng lượng sản xuất.

Ba yếu tố cản trở xuất khẩu thép

Thép cuộn tròn
Thép cuộn tròn

Đi kèm với những tín hiệu tích cực là những rủi ro rất lớn mà ngành thép phải đối mặt trong năm 2022. Trong đó phải kể đến việc giá nguyên vật liệu lên xuống thất thường. Ngành thép và tôn mạ sẽ phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với rủi ro. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đối với quá trình sản xuất tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% giá đầu vào sản phẩm; khiến lợi nhuận toàn ngành sẽ phải chịu tổn thất từ HRC.

Nhưng những ông lớn trong ngành tôn mạ như Nam Kim hay Hoa Sen đã có phương án phòng hờ. Họ kinh doanh bằng hình thức bán sản phẩm với đơn hàng được tính trước 3 tháng. Theo ước tính thì rủi ro của 6 tháng đầu năm là không quá cao. Do giá quặng sắt tăng cao kéo theo sự lên giá của than cốc trên thị trường. Thị trường xây dựng có thể sẽ bị chững lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Ngoài ra, các công ty phải đối mặt với rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá tại các thị trường xuất khẩu.

Lời kết

Với sự bất ổn và tăng giá từ phía thị trường thép trong và ngoài nước hiện nay. Tin rằng sẽ có rất nhiều những người tiêu dùng hay đại bộ phận doanh nghiệp phải “mất ăn mất ngủ. Sự ảnh hưởng này sẽ giáng một đòn rất mạnh vào nền kinh tế của các nước Châu Âu. Nếu như thép vẫn còn tăng giá thì chắc chắn rất nhiều công trình lớn sẽ còn bị đóng băng dài hạn. Việc xuất nhập khẩu của một số quốc giá sẽ có thể đối mặt với cảnh bế tắc cùng cực. Nội dung trên đây cũng là phần kết lại bài viết về giá thép của chungkhoan24h.net. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn được những tin tức quan trọng và “sốt dẻo” nhất.

Tổng hợp: Chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *