Trendline có bao nhiêu loại trên thị trường và lưu ý gì khi sử dụng?

Xu hướng chính là một trong những yếu tố cần thiết mà bạn phải xác định, đó là lý do vì sao bạn nên tìm hiểu Trendline. Vì khi xác định được đúng xu hướng bạn sẽ không đánh lệnh ngược. Từ đó tránh được nhiều rủi ro và khó khăn khi thực hiện các giao dịch. Bất cứ nhà giao dịch nào cũng cần phải cập nhật kiến thức này. Nên nếu như bạn chưa biết khái niệm Trendline là gì và những cách vẽ nó. Thì hãy tìm hiểu ngay khi mới chuẩn bị bắt đầu tham gia đầu tư. Bài viết dưới đây là một trong những ví dụ thực tế sẽ giúp bạn biết được những thông tin tổng quát của đường xu hướng.

Trendline là gì?

Trendline còn được biết đến với một tên gọi khác khá quen tai đó là đường xu hướng. Nó có vai trò là một đường thẳng nối các đỉnh và các đáy lại với nhau. Nghe qua về khái niệm thì chúng ta có thể thấy rằng nó khá giống với tính chất của đường hỗ trợ và đường kháng cự đúng không? Quả thật, chúng có cách vận hành khác nhau khi đều thể hiện được vùng quá mua và quá bán. Cùng với đó là cho chúng ta thấy được những điểm cung cầu tiềm năng của thị trường.

Trendline là gì?
Trendline là gì?

Nó chỉ khác về mặt hình thức vì đường hỗ trợ, kháng cự là đường thẳng. Trong khi đường xu hướng lại giống như những đường dốc. Độ dốc này được hình thành là bởi vì bản chất của đỉnh sau lúc nào cũng sẽ cao hơn đỉnh trước. Và các đáy cũng được áp dụng theo tính chất này, đáy sau phải thấp hơn so với đáy trước. Nếu xét về bản chất thì đây cũng sẽ chỉ giống như một loại vật cản. Nó sẽ càng cứng cáp hơn nếu như chúng càng va đập càng cứng cáp và không bị  phá vỡ.

>>Bài viết về Trailing Stop

Có bao nhiêu đường xu hướng?

Theo như một số tài liệu báo cáo thì loại đường xu hướng này bao gồm 3 loại khác nhau:

  • Đường xu hướng tăng (khi các đáy cao hơn xuất hiện)
  • Đường xu hướng giảm (Xuất hiện các đỉnh thấp hơn)
  • Đường xu hướng đi ngang (Giá trị di chuyển tại một vùng nhất định)
Hình ảnh đường xu hướng trên biểu đồ
Hình ảnh đường xu hướng trên biểu đồ

Nhưng sau khi tiến hành giao dịch và phân tích thì chúng tôi nhận thấy chỉ có hai đường xu hướng. Một là đường xu hướng tăng và một nửa là loại đường xu hướng giảm. Qua định nghĩa Trendline là gì thì bạn cũng đã biết bản chất của nó phải là nối các điểm giá lại với nhau. Và phải hoạt động theo bản chất là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đáy sau phải thấp hơn so với chiều cao của đáy trước. Có như vậy thì một đường xu hướng có độ dốc nhất định mới được hình thành. Nó cũng chính là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt so với đường kháng cự và hỗ trợ.

Cách vẽ Trendline

cách vẽ Trendline đều được hoạt động dựa trên việc kỹ thuật. Nhưng mỗi người lại thực hiện theo một ý kiến khác nhau, do vậy mà cũng sẽ có nhiều cách vẽ hoàn toàn khác biệt. Nhưng có một điều mà bạn cần phải làm khi bắt đầu vẽ đường xu hướng. Đó là phải tìm ra được xu hướng thị trường đang ở trường hợp như thế nào. Kế đó bạn mới quan sát các đỉnh và đáy để có thể nối chúng lại với nhau.

Tại một xu hướng giảm thì bạn cần phải nối các đỉnh hay nói cách khác là nối kháng cự lại. Nó phải được thực hiện theo một nguyên tắc đó là kháng cự trước cao hơn kháng cự sau. Còn tại một thị trường xu hướng tăng bạn nên nối các đường hỗ trợ lại. Và cần được thực hiện theo một quy tắc đó là kháng cự trước thấp hơn so với chiều cao kháng cự sau.

Đường xu hướng tăng
Đường xu hướng tăng

Tại đây, đường xu hướng không còn đóng vai trò là một cản nữa. Mà nó sẽ có bản chất giống với một đường hỗ trợ hơn nhiều, hay cũng có thể là một đường kháng cự. Nhìn chung thì cách vẽ của đường Trendline khá đơn giản chứ không cầu kỳ hay phức tạp gì cả. Do đó mà các nhà đầu tư chỉ cần cẩn thận hơn là có thể làm được ngay.

Những lưu ý khi sử dụng Trendline

Nhờ có đường xu hướng mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng biết được mình nên vào lệnh tại đâu. Khi vẽ đường xu hướng, mọi người nên áp dụng những lưu ý dưới đây để được đơn giản hóa quá trình.

  • Bạn cần phải có tới hai đỉnh hoặc hai đáy thích hợp mới tạo ra được một Trendline mang tính hợp lệ. Với đường xu hướng thì bạn cần phải có tối thiểu là 3 đỉnh hoặc đáy xuất hiện mới tạo được đường xu hướng
  • Nếu đường xu hướng có độ dốc cao thì độ tin cậy sẽ giảm xuống nhiều. Đường xu hướng cũng sẽ dễ dàng bị giá phá vỡ tại bất cứ thời điểm nào
  • Bản chất của nó cũng khá giống với đường hỗ trợ hay đường kháng cự. Nếu càng có nhiều lần bị giá chạm nhưng không vỡ thì nó càng mạnh mẽ hơn
  • Không có những quy định chính xác hay những luật lệ về việc vẽ đường xu hướng. Bạn có thể tự định hướng cách vẽ theo phong cách của mình sao cho thật phù hợp. Nhằm mang lại những sự chính xác trong việc tìm kiếm điểm vào lệnh

Xem thêm: Chỉ báo ADX – công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư

Kết luận

Với nội dung bài viết về đường xu hướng này đã giúp bạn hiểu thêm được điều gì? Với chúng tôi thì đây có lẽ là một công cụ hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho các nhà giao dịch. Đó chính là việc phán đoán xu hướng thị trường một cách có cơ sở nhất. Do vậy, bài viết này của chúng tôi chính là cơ sở để mọi người xác định xu hướng sao cho tốt nhất. Và với Trendline, các nhà đầu tư cứ yên tâm là sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích đáng kể.

Thông tin tổng hợp: chungkhoan24h.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *