Trong lĩnh vực RWA (Real World Asset) có rất nhiều dự án nổi bật, chẳng hạn như Securitize hay Ondo Finance,… và Goldfinch. Đặc biệt thì đây dự án RWA được cộng đồng đánh giá cao, và có sự phát triển tích cực trong thời gian vừa qua. Vậy dự án RWA Goldfinch (GFI) là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Goldfinch (GFI) là gì?
Goldfinch, một dự án RWA (Real World Asset), là một giao thức phi tập trung, người dùng tham gia có thể sử dụng để vay các loại tiền mã hóa khác nhau, mà không cần phải thế cấp. Dự án này đã phần nào khắc phục được hạn chế, về các khoản vay tiền mã hóa thì cần đến khoản thế chấp, có thể vượt quá khoản vay tiền mã hóa. Với Goldfinch (GFI), dự án đã sử dụng nguyên tắc “Tin tưởng thông qua sự đồng thuận”, mang đến giao thức cho người vay có thể thể hiện được khả năng tín dụng, thông qua sự đánh giá tập thể. Nổi bật, dự án sử dụng giao thức với khả năng đánh giá tập thể này làm tín hiệu tự động phân bổ vốn.
Mục tiêu phát triển Goldfinch (GFI) là mang đến những sản phẩm tín dụng cho người tham gia trên thị trường phi tập trung. Dự án mang đến các giải pháp đáp ứng được nhu cầu về khả năng thanh khoản tiền mã hóa. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích hơn trong việc sử dụng tiền mã hóa, cũng như xóa bỏ được các rào cản về tài chính truyền thống sử dụng trên thị trường tiền mã hóa trước đây.
Hiện tại Goldfinch (GFI) đang mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, thông qua các Borrower Pool, trên khắp toàn cầu, với hơn 28 quốc gia khác nhau.
Cách Goldfinch (GFI) hoạt động
Đầu tiên, Goldfinch có 4 nhân tố chính, là: Investor (nhà đầu tư), Member (thành viên), Borrower (người vay) và Auditor (kiểm toán viên).
Các nhân tố chính vận hành
Cụ thể, các nhân tố có nhiệm vụ như sau:
- Investor (nhà đầu tư): Có 2 nhà đầu tư chính, là: Liquidity Provider và Backer. Nhà đầu tư sẽ cung cấp USDC vào giao thức, để người vay có thể sử dụng.
- Liquidity Provider (nhà cung cấp thanh khoản) sẽ cung cấp vốn vào Senior Pool, và vốn sẽ tự động phân bổ khắp toàn Borrower Pool, do các Backer đánh giá.
- Backer đánh giá các Borrower Pool người vay và đưa quyết định trực tiếp đầu tư để nhận lợi nhuận cao nhất, cùng mức độ rủi ro tương tự, trên giao thức.
- Member (thành viên): là nhân tố cung cấp vốn cho giao thức, giúp tăng tính bảo mật cho mạng và hỗ trợ giao thức tăng trưởng.
- Borrower (người vay): Là các nhân tố kiếm nguồn vốn trên giao thức, cũng như việc đề xuất cho các Borrower Pool hỗ trợ mạng lưới đánh giá. Có các hợp đồng thông minh trên các Borrower Pool với các điều khoản để người vay có thể tìm được khoản vay thích hợp.
- Auditor (kiểm toán viên): Có nhiệm vụ bỏ phiếu phê duyệt cho các khoản vay. Đây cũng là điều kiện cần trước khi Auditor đề xuất Borrower Pool cho các Backer. Trong đó, giao thức sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các kiểm toán viên. Cách làm này sẽ giúp hạn chế gian lận cho giao thức.
Mô hình hoạt động của Goldfinch (GFI)
Cách mô hình hoạt động như sau: Đầu tiên, giao thức sẽ nhận các điều khoản về thỏa thuận về hạn mức tín dụng, từ Borrower (người vay), chủ yếu là các doanh nghiệp cho vay off-chain. Sau đó, cộng đồng nhà đầu tư trên Goldfinch, là các Backer, sẽ trực tiếp cung cấp vốn cho các Borrower Pool; hoặc gián tiếp cung cấp vốn bằng hình thức phân bổ vốn tự động cho giao thức.
Qua đó, những người vay có thể rút được các stablecoin theo hạn mức tín dụng của mình. Tiếp theo, họ có thể sử dụng USDC để chuyển đổi thành tiền pháp định.
Thông tin đồng GFI Token
GFI là đồng Token quản trị của cả Goldfinch, nên việc sở hữu đồng Token GFI sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia vào giao thức.
Thông số kỹ thuật của đồng GFI Token
- Tên Token: Goldfinch Token.
- Ticker: GFI.
- Blockchain: Ethereum.
- Chuẩn Token: ERC20.
- Hợp đồng: 0xdab396ccf3d84cf2d07c4454e10c8a6f5b008d2b.
- Lượng cung lưu hành: 29,135,286 GFI.
- Tổng cung: 114,285,714 GFI.
- Nguồn cung tối đa: 114,285,714 GFI.
GFI Token dùng để làm gì?
- Chức năng quản trị: GFI là token quản trị của Goldfinch. Dựa vào lượng Token GFI người sở hữu có quyền biểu quyết cho các thay đổi về quản trị của giao thức.
- Staking: Với việc sử hữu các Goldfinch Token, các nhà đầu tư là Backer có thể sử dụng để cung cấp sự đồng thuận. Mặt khác thì các đồng GFI Token cũng có chức năng giúp chống lại các khoản nợ tiềm ẩn.
- Bỏ phiếu kiểm toán: Bằng cách sử dụng GFI Token để đổi lấy các phiếu bầu. Và sử dụng các phiếu bầu này để bỏ phiếu kiểm toán để cung cấp quyền vay từ giao thức cho các người vay.
- Khuyến khích tham gia giao thức: Bằng cách tham gia vào các hoạt động trên Goldfinch (GFI), như Backer, người kiểm toán hay Liquidity Provider,… Họ sẽ nhận được các phần thưởng từ giao thức.
Tạm kết
Nhìn chung, với một giao thức phi tập trung cho vay mà không cần khoản thể chấp trên thị trường tiền mã hóa nổi bật thì không thể thiếu Goldfinch (GFI). Hơn nữa, trong nhiều dự án RWA (Real World Asset) nổi bật thời gian này thì giao thức này rất thu hút cộng đồng, và được hỗ trợ nhiều quỹ đầu tư, như Ventures, A16z, Variant, hay Coinbase,… Bài viết là toàn bộ thông tin cơ bản về giao thức Goldfinch (GFI) mà chúng mình muốn gửi đến cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết!
Tổng hợp: Chungkhoan24h.net