Nến Marubozu là mô hình như thế nào và có điểm gì đặc biệt hay không? Mô hình nến là một trong những dạng mô hình được chúng tôi giới thiệu khá nhiều ở các bài viết. Trong đó phải kể đến là mô hình nến Heiken Ashi, nến mẹ bồng con và hôm nay là nến Marubozu. Với nến này, chúng ta sẽ có được một mô hình giá tiếp diễn mạnh mẽ. Nhờ đó mà nó trở thành một trong nhiều mô hình tài chính được ưa chuộng và yêu thích. Người ta chuộng nó đương nhiên là vì khoản lợi ích không nhỏ nó đem về cho người dùng.
Nhưng muốn thành thạo sử dụng và nắm bắt rõ hơn về nó lại khá khó. Bởi Marubozu có nhiều khía cạnh khác nhau để khai thác và định nghĩa. Đầu tiên phải kể đến là tìm hiểu về một số khái niệm sau đó là đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch. Đương nhiên một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng mà bạn nên tìm hiểu đó là những mô hình phổ biến của Marubozu. Chỉ mới điểm sơ lược qua thì có thể thấy rằng bạn có khá nhiều việc phải làm nếu muốn sử dụng mô hình này. Không cần quá căng thẳng vì hôm nay chungkhoan24h.net sẽ giúp bạn làm điều này.
Nến Marubozu là gì?
Nếu để ý kỹ và dịch nghĩa ra tiếng Việt thì bạn có thể thấy rằng nghĩa của từ Marubozu tức là Trọc. Quả đúng như cái tên được đặt, mô hình nến này thường được hình thành mà không hề có bóng nến xuất hiện. Mức giá cao nhất của mô hình cùng với mức giá thấp nhất sẽ luôn trùng với giá đóng/mở cửa. Nếu không muốn gọi với cái tên rườm rà là Marubozu thì bạn cũng có thể gọi nó với cái tên Việt hóa hơn là nến cường lực. Gọi như vậy là vì trong một phiên giao dịch được diễn ra, nó sẽ thể hiện sự áp đảo từ phía phe mua hoặc bán. Khi thị trường đang trong giai đoạn tăng hoặc giảm mạnh thì mô hình này cũng sẽ có thể được xuất hiện.
Sự xuất hiện của cây nến Marubozu là điểm báo cho việc xu hướng của giá đang tiếp tục diễn biến. Bên cạnh đó, cuối giai đoạn tích lũy hoặc phân phối cũng làm cho nến này xuất hiện. Nếu nó xuất hiện trong trường hợp này; thì nghĩa là sắp xuất hiện xu hướng mới trên thị trường. Ngày nay, mô hình nến Marubozu không chỉ được giới hạn sử dụng trong đầu tư hàng hóa. Bất cứ loại hình đầu tư nào mà có mối quan hệ giữa bên mua và bán. Thì đều có thể áp dụng mô hình này vào để tiến hành phân tích các loại chiến lược sao cho phù hợp nhất. Điển hình như khi bạn tiến hành đầu tư chứng khoán; Forex bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này.
Đặc điểm nhận dạng của nến Marubozu
Nhận dạng từ các đặc điểm bên ngoài là việc vô cùng cấp thiết nếu muốn sử dụng mô hình. Muốn nhận diện được mô hình này cũng không làm tiêu tốn quá nhiều thời gian và công sức của bạn. Bằng mắt thường các nhà giao dịch cũng có thể nhận ra. Bạn chỉ cần chú ý và0 những điểm như sau:
- Marubozu sẽ thuộc dạng nến đơn và có độ lớn hơn bình thường khá nhiều. Đặc biệt là bạn có thể nhận ra khi so sánh nó với 5 cây nến trước đó
- Điểm đặc biệt tiếp theo là nến này sẽ không có râu hoặc nếu có thì râu cũng không quá lớn. Nó sẽ có phần ngắn hơn khi bạn đem đi so sánh với thân nến
- Khi mô hình này tăng giá, giá cao nhất của nó sẽ bằng với mức đóng cửa. Ngược lại, với mức giá thấp nhất sẽ bằng với giá mở cửa phiên giao dịch đó
- Với mô hình nến cường lực giảm giá cao nhất của nó sẽ tương ứng với mức giá mở cửa. Còn giá thấp nhất sẽ bằng với khoảng giá mà phiên giao dịch đóng cửa
Từ những đặc điểm đơn giản như trên bạn hoàn toàn có thể nhận diện mô hình nến này một cách dễ dàng. Các điểm nhận dạng dễ dàng được nhận thấy nhờ việc quan sát bằng mắt thường; ta cũng có thể thấy được. Mô hình nến này sẽ đem đến nhưng ý nghĩa như thế nào khi sử dụng cho phân tích đầu tư? Đừng bỏ lỡ mà hãy theo chân chúng tôi đi tìm hiểu thêm về những ý nghĩa to lớn của nó nhé.
Ý nghĩa của nến Marubozu
Khi nhắc đến ý nghĩa của nến Marubozu đương nhiên không thể bỏ sót được về sự tiếp diễn xu hướng. Đây là một yếu tố ý nghĩa mang giá trị và tầm quan trọng cao với mô hình. Với mỗi mô hình nến tăng hoặc nến giảm thì đều sẽ mang tới các ý nghĩa khác nhau.
- Sự xuất hiện của nến tăng trên thị trường biểu thị cho lực mua mạnh mẽ từ phía cầu. Tại các phiên giao dịch trong thời điểm tới, ưu thế sẽ vẫn thuộc về phe mua. Lúc này thị trường cũng sẽ tiếp tục ở xu hướng tăng lên nhiều hơn. Trường hợp nến xuất hiện tại giai đoạn thị trường đang ở bước phân phối. Thì chắc chắn thị trường sẽ chuẩn bị đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm
- Với mô hình nến giảm sẽ biểu thị sức mạnh của bên bán đang lấn áp cả bên mua. Lúc này thị trường vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều mà sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Nhưng nếu trường hợp nến này xuất hiện ở cuối của giai đoạn tích lũy tức là thị trường sẽ nhanh chóng chuyển từ giảm sang tăng
Với những ý nghĩa này thì bạn đã nhận ra được điều gì từ mô hình này. Bạn sẽ có hướng đầu tư và chiến lược như thế nào cho mình trong thời gian sắp tới? Nếu như vẫn chưa thể định hình được gì; thì tốt nhất là bạn nên xem xét đến một số mô hình của nó. Chắc chắn sẽ có thể giúp ích được ít nhiều cho bạn trong công việc đầu tư của mình.
Một số mô hình nến Marubozu
Cũng giống với các mô hình nến khác, Marubozu cũng được phân loại theo nhiều biến thể khác nhau. Ngoài một mẫu hình nến Marubozu cơ bản ra thì nó còn rất nhiều các dạng khác nữa. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư luôn phải nắm trong tay các dạng biến thể từ mô hình cơ bản. Nhờ vào nó mà quá trình giao dịch cũng được nâng cấp mức độ thành công lên nhiều lần hơn. Chúng ta sẽ chia mô hình biến thể của nến Marubozu thành 4 dạng là mô hình Bullish Marubozu có bóng nến và mô hình Bearish Marubozu có bóng nến. Ngoài ra còn có mô hình nến Marubozu tăng không có bóng nến; và mô hình nến giảm không có bóng nến.
Bullish Marubozu có bóng nến
Đây là một mô hình nến tăng được biến thể ra từ mô hình nến Marubozu, nó cũng khá giống với mô hình nến cơ bản. Điểm khác biệt ở đây nằm ở đặc điểm đó là có sự xuất hiện của phần râu nến tại phía trên hoặc dưới thân nến.
- Mô hình nến tăng có bóng nến trên: Với mô hình này thì phe mua đã chiếm vị thế ngay từ lúc bắt đầu giao dịch. Nhờ vào việc giá bị đẩy lên cao một cách liên tục thì bóng nến sẽ không được xuất hiện ở phía dưới cho tới tận cuối phiên. Cho tới khi gần cuối phiên thì phe bán sẽ áp sát và cố gắng đẩy giá xuống thấp để bắt được đỉnh giá. Hành động này không tạo ra được ảnh hưởng gì vì lực mua quá mạnh không hề bị tác động. Đây cũng là lý do để giải thích cho việc xuất hiện bóng nến trên nhưng lại ngắn. Dù không có ưu thế ngay từ đầu nhưng với mô hình nến này bạn đủ thấy được lực mạnh mẽ từ phía bên mua.
- Mô hình nến tăng có bóng nến dưới: Trong thời kỳ đầu hoặc giữa của các phiên giao dịch. Bên bán đã thực hiện nhiều hình thức để giá được hạ xuống trước sự áp đảo từ phe mua. Dù giá có chuyển biến và giảm xuống hơn so với lúc giá mở cửa nhưng cũng không đáng là bao. Lý do này giải thích cho hiện tượng vì sao bóng nến dưới lại ngắn như vậy. Từ đây cho tới cuối phiên giao dịch, giá sẽ được đẩy lên cao nhất và trong các phiên tới giá cũng sẽ vẫn tăng lên
Nến cường lực tăng không có bóng nến
- Nến cường lực tăng và không có bóng nến trên: Tại thời gian từ khoảng đầu hoặc giữa phiên. Bên bán dồn toàn lực để giúp cho giá được đẩy xuống; nhưng lúc này lực mua quá mạnh. Giá sẽ bị đẩy lên cao hơn tại thời điểm cuối của phiên giao dịch này. Động thái này đã cho thấy sự áp đảo hoàn toàn từ phía phe mua và giá sẽ tiếp tục tăng lên nhiều hơn
- Nến cường lực tăng không có bóng dưới: Với mô hình này bạn có thể nhận ra rằng nó có bóng trên nhưng lại không có bóng dưới. Từ thời điểm mở cửa cho tới suốt phiên thì bên chiếm ưu thế vẫn luôn là bên mua. Càng về cuối thì bên bán càng muốn đẩy giá giảm xuống nhưng hoàn toàn không có tác dụng gì. Với mẫu nến này bạn có thể nhận ra được sức mạnh của phe mua và giá sẽ còn tăng lên nhiều.
Mô hình Bearish Marubozu có bóng nến
- Mô hình nến Marubozu giảm với bóng nến trên: Ngược lại với mô hình tăng, ở mô hình giảm, phe mua yếu thế hơn. Họ cố gắng đẩy giá lên cao hơn nhưng không thành công vì lực của họ chưa đủ mạnh. Giá chỉ nhỉnh lên được một phần nhỏ sau đó lại rơi xuống lại. Đó là lý do xuất hiện phần bóng nến tại thời điểm ngắn ngủi. Vì lực bán ra từ thị trường khá hùng hậu nên giá sẽ giảm mạnh xuống tới cuối phiên giao dịch. Dù không có được ưu thế ngay từ những giây đầu của phiên giao dịch; nhưng có thể thấy rằng phe bán vẫn chiếm ưu thế. Dù các phiên tiếp theo thị trường có đi xuống thị họ vẫn sẽ giữ được phong độ
- Mô hình nến Marubozu giảm có bóng nến ở phần dưới: Tại điểm cuối phiên bên mua vẫn cố sức bắt đáy. Hành động đẩy giá lên của họ chỉ tốn công vô ích và giá cũng không lên được bao nhiêu. Bóng nến lúc này xuất hiện với chiều dài khá khiêm tốn và bên bán vẫn nắm vị thế hơn.
Một số mô hình nến cường lực khác
- Marubozu tăng làm đường kháng cự bị phá vỡ hoàn toàn, nó biểu thị cho việc bên mua đang có ưu thế. Lúc này bên mua sẽ kiểm soát thị trường xuyên suốt thời điểm phiên giao dịch được diễn ra. Bên bán sẽ không thể nào chống đối được những áp lực do bên mua gây ra, giá vì thế mà tăng lên nhiều hơn
- Marubozu giảm làm đường hỗ trợ bị phá vỡ: Khi nó thoát được khỏi vùng kháng cự cũng là lúc bên bán áp đảo thị trường. Lúc này, thị trường không còn là ưu thế của bên mua nữa và giá sẽ liên tục giảm xuống
- Nến cường lực xác nhận xu hướng giảm: Với tình thế này, phe bán sẽ có nhiều lợi thế hơn về kiểm soát thị trường. Họ sẽ ra sức bảo vệ đường này để nó không thể bị phá vỡ bởi bên mua.
- Nến cường lực xu hướng tăng: Thị trường lúc này chuyển tình thế lợi thế cho bên mua. Sau mỗi lần chạm vào đường xu hướng tăng thì lập tức sẽ có nến tăng được tạo ra. Bên bán hoàn toàn không thể nào bao quát được hết thị trường thời điểm này
Cách giao dịch với mô hình nến này
Nắm được khái niệm nến Marubozu là gì thì đương nhiên cuối cùng bạn cũng phải biết được cách giao dịch của nó. Cần biết được những diễn biến và động thái của thị trường sau khi xuất hiện mô hình nến này. Bạn có thể áp dụng những phương thức giao dịch hiệu quả. Giúp cho quá trình đầu tư được diễn ra liền mạch và suôn sẻ hơn.
- Phân kỳ là gì? Cách nhận biết và những chỉ báo của phân kỳ
- Nến Pin Bar và những ý nghĩa, điểm nổi bật của mô hình nến này
Nến cường lực hình thành mức hỗ trợ và kháng cự
Nhờ có mô hình nến này, nhà giao dịch sẽ bao quát được mức giá của thời điểm đóng và mở giao dịch. Có thể hiểu rằng Marubozu hoàn toàn đóng vai đường hỗ trợ hay đường kháng cự tại biểu đồ giá.
- Với mức ngưỡng kháng cự sẽ được hình thành tại thời điểm giá cao nhất của mô hình nến cường lực giảm
- Ngưỡng hỗ trợ thì được hình thành với mức giá thấp nhất ở thời điểm nến đang tăng
- Nếu nến cường lực biểu hiện tăng lên thì mức giá của nó sẽ tiếp tục tăng. Tại đây, với mức giá thấp nhất của giá mở cửa sẽ hình thành nên ngưỡng hỗ trợ cho biểu đồ giá
- Trường hợp Marubozu giảm thì lúc này thị trường sẽ nhanh chóng giảm sút và đi xuống. Mức giá mở cửa ở điểm cao nhất sẽ là điểm hình thành ngưỡng kháng cự
Nến cường lực tiếp diễn
Khi nến cường lực vào vai tiếp diễn các xu hướng tăng giảm từ thị trường đầu tư. Bạn chỉ cần biết được thị trường đang nằm ở xu hướng nào là có thể dễ dàng giao dịch. Bạn có thể thực hiện theo các bước như bên dưới:
Bước 1: Tìm hiểu về xu hướng của thị trường:
- Bạn có thể sử dụng một số công cụ để xác định như đường MA hay trendline để xác định chính xác xu hướng
Bước 2: Thực hiện đặt lệnh nếu thấy xuất hiện ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự mới
- Khi bạn bắt đầu thấy sự xuất hiện của nến cường lực; bạn hoàn toàn có thể đợi cho tới khi phiên giao dịch kết thúc để đặt lệnh. Bạn cũng có thể đặt lệnh nếu giá bắt đầu thực hiện retest và hình thành mức hỗ trợ hay kháng cự mới.
- Khi nến cường lực bước vào giai đoạn tăng giá, bạn có thể thực hiện lệnh mua. Bạn nên đặt lệnh vào thời điểm giá phá vỡ mức cao nhất sau khi retest lại
- Nếu nến cường lực giảm giá, bạn cần phải đặt lệnh bán cho mình. Thời gian phù hợp nhất để tiến hành vào lệnh là khi giá bắt đầu phá vỡ mức thấp nhất của nến.
Thực hiện các giao dịch Break out với nến cường lực
Trong giai đoạn cuối của quá trình tích lũy hay hỗ trợ; bạn hoàn toàn có thể dựa vào nến này để xác định xu hướng đảo chiều. Vì thế mà nếu phá vỡ đi các điểm giá quan trọng thì giá sẽ được đi theo hướng mới phát triển rõ ràng hơn. Bạn có thể tiến hành thực hiện các giao dịch break out như sau:
Bước 1: Cần xác định vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh
- Bạn hoàn toàn có thể dùng sự trợ giúp từ đường trendline để xác định được xu hướng. Trường hợp giá đang trong thời điểm tích lũy hay phân phối sẽ đi ngang, hay tăng, phân phối và ít giảm
Bước 2: Đặt lệnh khi bắt đầu xuất hiện tín hiệu
- Nếu nến cường lực tăng và phá vỡ mất đường kháng cự thì bạn nên đặt lệnh mua tại điểm giá vừa đóng
- Còn nếu nến cường lực giảm phá hủy ngưỡng hỗ trợ. Lúc này bạn nên đặt cho mình một lệnh Buy tại điểm giá đóng cửa
Nếu muốn được an toàn hơn thì bạn hoàn toàn có thể đợi cho ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ lần nữa. Sau đó nó retest lại thì lúc này bạn đặt lệnh cũng chưa muộn. Mà chính ra đặt lệnh trong thời gian này sẽ mang đến được sự chắc chắn hơn khi giao dịch.
Kết luận
Phải công nhận một điều rằng các tín hiệu giao dịch từ mô hình này rất mạnh và chính xác. Việc áp dụng mô hình nến này vào nhiều trường hợp sẽ cho những kết quả rất khả quan. Thế nhưng không phải tín hiệu nào cũng đúng và lần áp dụng phân tích nào cũng chính xác. Đương nhiên là thị trường cũng không nhất nhất di chuyển theo một hướng kỳ vọng của bạn. Lời khuyên của chúng tôi vẫn là nên kết hợp với các loại phương pháp hay công cụ, chỉ báo khác. Hành động này sẽ góp phần làm tăng lên độ tin cậy của tín hiệu từ mô hình cho người dùng.
Đặc biệt, nếu Marubozu mà xuất hiện chung với các Fibonacci thì nó sẽ càng chính xác hơn nhiều. Hy vọng với bài viết trên đây mọi người đã rút ra được những phương thức đầu tư phù hợp. Chúc các nhà đầu tư luôn thành công khi áp dụng chiến lược với nến Marubozu.
Thông tin tổng hợp: chungkhoan24h.net