Hiện nay, không chỉ giá xăng dầu, giá vàng mà ngay cả giá phân bón cũng tăng cao khiến nhiều quốc gia chóng mặt. Nga hiện nay đang có thị phần phân bón khoảng 30% tổng số lượng phân bón toàn cầu. Đặc biệt, Nga là đối tác chính cung cấp cho châu Âu tới 70% nguyên liệu sản xuất phân bón. Giá phân bón thế giới biến động liên tục do cuộc đụng độ nhiều ngày qua giữa Nga và Ukraine đang vô cùng căng thẳng. Cùng với đó là sự chừng phạt đến từ những nước phương tây càng làm cho cục diện thêm căng thẳng. Các nước đang phát triển như Việt Nam cũng vì thế mà “chịu trận” khá nhiều từ cuộc chiến tranh này. Trong đó không thể không kể đến sự tăng vọt giá của rất nhiều mặt hàng khí đốt trong nước.
Giá phân bón thế giới tăng cao
Giá phân bón tuần trước đã tăng lên mức gần 10%, đây là lần tăng giá cao nhất trong các năm qua. Giá phân bón ở thời điểm hiện tại cao hơn 40% so với trước khi Nga và Ukraine tiến hành chiến dịch phi quân sự. Sự tăng giá lần này đã khiến cả thế giới nhận ra được tầm quan trọng của Nga với lĩnh vực phân bón. Năm 2019, Nga trở thành quốc gia đạt mức xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới. Với giá trị thương mại mà ngành phân bón nước này mang lại là gần 9 tỷ USD. Hiện nay, Nga và Belarus, đang cùng ngậm ngùi chịu những án phạt kinh tế từ phương tây. Nguyên liệu phân bón Kali và Urê chủ yếu được xuất khẩu từ hai quốc gia này.
Xuất khẩu các mặt hàng này trở nên khan hiếm đã khiến phân bón ngày càng bị đẩy giá. Trong bối cảnh Mỹ cấm vận nhiều mặt kinh tế của Nga khiến cho nhiều mặt hàng khí đốt tăng lên đỉnh điểm. Mà những mặt hàng này lại có thành phần nguyên liệu trong phân bón, vì thế mà giá phân bón mới tăng lên. Châu Âu vẫn đang ráo riết tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga. Để trả đũa lại các lệnh trừng phạt, Nga ngay lập tức cho hạn chế xuất khẩu phân bón. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu vì thế mà lại một lần nữa rơi vào cảnh điêu đứng.
Lượng nông sản xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng
Ukraine và Nga là hai “vựa lúa” của thế giới, chiến tranh giữa hai nước nổ ra gây ảnh hưởng rất nhiều đến “miếng cơm” của nhiều nước. Khoảng 40% lượng nông sản của Ukraine là xuất khẩu sang khu vực Trung Đông và châu Phi là chủ yếu. IFAD lo ngại những biến động về phân bón khiến cho giám lương thực cũng bị bất ổn. Những nước xuất và nhập khẩu sẽ phải hứng chịu những đòn giáng lớn về kinh tế.
Cuộc xung đột bạo lực ở Ukraine sẽ gây ra nhiều thảm kịch không chỉ cho kinh tế mà còn cho người dân. Bộ phận những người nghèo, thất nghiệp sẽ có nguy cơ đối mặt với việc chết đói. Họ sẽ có thể không đủ tiền mua lương thực do giá bán tăng cao. Sự tăng giá của nhiều loại mặt hàng rất nghiêm trọng, điều này có thể làm tình trạng nghèo đói tăng mạnh hơn. Kéo theo đó là sự tác động lớn đến từ nền kinh tế của đại bộ phận các nước trên thế giới. Mọi người cần chuẩn bị tâm lý hứng chịu nhiều hậu quả từ cuộc xung đột này.
Trung Quốc cũng điêu đứng
Nhiều trang báo lớn của Trung Quốc cũng ráo riết đưa tin cảnh báo về kinh tế trong nước. Bất ổn chính trị thế giới sẽ đẩy giá phân bón tăng mạnh lên cao ngất ngưởng trong tương lai. Từ đó làm tăng chi phí nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
Trung Quốc đã ra lệnh thắt chặt hoạt động thương mại xuất khẩu phân bón. Cùng với đó, ra chính sách loại bỏ các nhà máy phân bón khỏi danh sách; các công ty bị hạn chế do tiêu thụ điện năng cao. Hành động này giúp cho sản lượng phân bón trong nước không bị gián đoạn. Số lượng xuất khẩu mặt hàng phân bón của nước này trong năm nay đã giảm mạnh 27,8%.
Theo tờ South China Morning Post, giá phân bón do ảnh hưởng từ thế giới đã tăng cao kỷ lục. Nền sản xuất nông nghiệp của đất nước này gặp bế tắc trong việc nuôi sống 1,4 tỷ dân. Tuy có thể tự chủ về các mặt hàng lương thực thiết yếu, nhưng đối với phân bón thì không. Hơn một nửa nguyên liệu trồng trọt chính của Trung Quốc, điển hình là kali, được nhập khẩu.
Gần 53% lượng phân bón kali của Trung Quốc được nhập khẩu từ quốc gia Nga và Belarus. Sau khi xảy ra xung đột, Nga ngừng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong khi đó Litva và Ukraine áp dụng lệnh cấm vận chuyển phân bón từ Belarus qua các cảng biển của họ.
>>>Tìm hiểu về kinh doanh vàng
Thị trường phân bón trong nước
Tại Việt Nam, giá phân bón đã đạt đỉnh tăng trong vòng 50 năm trở lại đây. Các công ty dự đoán khoảng 64% lượng DAP nhập khẩu sẽ thiếu hụt trầm trọng trong quý II. Phân bón trong nước có thể tăng giá lên 25 triệu đồng/tấn ở thời điểm tới. Đơn cử như tại các tỉnh miền tây nước ta, giá phân bón đã tăng 300-700 đồng/kg khiến cả người bán và người mua xanh mặt.
Trước tình hình giá phân hóa học tăng cao, nhiều HTX nông nghiệp đã nghiên cứu kỹ điều kiện đồng ruộng. Kết hợp với kinh nghiệm nuôi trồng lâu năm của nông dân, đề xuất giải pháp chỉ bón 50% lượng phân hóa học. Vùng sản xuất lúa ở thị trấn Trí Lực, huyện Thới Bình; tỉnh Cà Mau hiện có 1.100 ha lúa sạch, 300 ha lúa hữu cơ và nhiều cánh đồng lớn. Theo ông Hà Văn Sữa, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lộc; do vùng này định hướng sản xuất sạch nông sản sạch hữu cơ. Vì vậy nên việc tăng giá và khan hiếm phân bón vô cơ ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông dân.
Áp dụng kỹ thuật mới để đẩy lùi tình trạng giá phân bón tăng cao
Nhiều chuyên gia trong nước đề nghị, để thích ứng tốt nhất với tình hình hiện nay. Nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiến bộ mới; để giảm lượng phân hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thay thế một phần phân vô cơ bằng phân hữu cơ để cắt giảm chi phí tối đa. Cùng với đó, đưa ra những chính sách hỗ trọ người dân tự sản xuất phân hữu cơ. Tận dụng triệt để những nguồn nguyên liệu có sẵn trong đời sống để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng và để cải tạo đất. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ, từ đó giảm phụ thuộc vào phân bón hóa chất.
Phân bón hóa học tăng giá trên thị trường quốc tế và cả trong nước. Làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đa dạng phân bón hóa học là rất quan trọng và cấp thiết. Các tỉnh cũng đưa ra chỉ định hướng dẫn người dân nhanh chóng giải quyết vấn đề phân bón. Đưa ra các phương pháp sản xuất phân hữu cơ sao cho hợp lý.
Lời kết
Những thông tin trên đây của chúng tôi đã chia sẻ; giúp bạn có thêm nhiều cái nhìn tổng quan về ngành phân bón hiện nay. Với tình hình chiến sự căng thẳng giữa hai đất nước Nga và Ukraine đã khiến cho cục bộ kinh tế toàn thế giới trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Từ giá xăng dầu, các loại khí đốt, giá vàng và giờ là đến giá phân bón tăng mạnh. Trong tương lai, nếu chiến sự vẫn tiếp diễn thì thế giới sẽ còn phải đón nhận rất nhiều hệ lụy từ chiến tranh. Nếu là một nhà đầu tư kinh doanh thì bạn nên biết nắm bắt thời cuộc và đưa ra hướng kinh doanh hợp lý.
Tổng hợp: Chungkhoan24h.net