Đường kháng cự và hỗ trợ đối với việc phân tích kỹ thuật mà nói thì vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ vào việc xác định được hai đường này sẽ giúp cho bạn có thêm quyết định chính xác khi vào lệnh. Do đó mà đại đa số các nhà đầu tư đều muốn tìm hiểu về những khái niệm của hai đường này. Nếu bạn cũng có những tò mò về hai đường này trên biểu đồ giá. Thì bài viết ngày hôm nay sẽ đem tới thật nhiều những khía cạnh thông tin hay ho cho mọi người. Bạn hãy coi tới cuối nội dung để cập nhật dược nhiều kiến thức nhất có thể.
Kháng cự và hỗ trợ là gì?
Các mức kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá lịch sử nơi giá đảo ngược lên hoặc xuống. Và hành vi này có khả năng lặp lại trong tương lai. Trường hợp xảy ra đường này là khi cung (người bán) và cầu (người mua) gặp nhau trên biểu đồ giá mua bán.
Các mức hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng đối với các nhà giao dịch khi xác định tâm lý thị trường và lực lượng cung cầu. Khi một trong hai đường này có dấu hiệu bị phá vỡ khỏi biểu đồ; giá sẽ di chuyển theo một hướng mới. Trong trường hợp này, hai đường mới có thể được thiết lập trên biểu đồ giá của thị trường.
Mức kháng cự là điểm cao nhất mà đường giá đạt được khi thị trường tăng và điều chỉnh giảm trở lại. Hầu hết các nhà đầu tư vào lệnh bán khi giá chạm đến điểm kháng cự. Hỗ trợ là điểm thấp nhất mà đường giá có thể tạo ra khi giá giảm và sau đó tăng trở lại.
Nhà đầu tư có thể vào lệnh mua tùy thuộc vào thời điểm giá chạm ngưỡng hỗ trợ. Với thông tin trên đây bạn đã có thể nắm bắt được đầy đủ những thông tin về đường kháng cự và hỗ trợ là gì. Chúng ta cùng đến với những phần thông tin tiếp theo trong phần chủ đề hôm nay nhé.
Một số loại đường kháng cự và hỗ trợ
Hai đường này được coi là công cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chia nó thành 7 loại khác nhau dựa trên cách thức hoạt động; và xu hướng hình thành, bao gồm:
- Theo xu hướng: được hình thành khi 2 đỉnh và 2 đáy gần đây được kết nối với nhau.
- Theo dõi đường trung bình: Về cơ bản, đường trung bình động cũng có thể được sử dụng để xác định xu hướng. Vì vậy, chúng ta cũng có thể sử dụng nó để xác định hỗ trợ và kháng cự.
- Dựa trên các mức thoái lui Fibonacci: Các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng. Dựa trên các số liệu phần trăm là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100% của dãy Fibonacci.
- Theo phạm vi giao dịch: giá và mức cao trước đó tạo thành đỉnh thấp hơn và đáy trước tạo thành đáy thấp hơn. Chúng ta có thể vẽ hai đường thẳng song song để tạo thành các đường hỗ trợ và kháng cự
- GAP: Sau khi chuyển động giá hết hạn, nó sẽ quay trở lại giữa khoảng trống và sau đó phá vỡ xu hướng. Sau đó sẽ tạo thành hai đường như đã nói phía trên đây
- Theo giá làm tròn: Giá làm tròn như 1.2000 hoặc 1.3000 hoặc 1.1500….
- Kết hợp các khung thời gian lớn và nhỏ: Trên các khung thời gian ngắn hạn, bạn có thể thấy các mức hỗ trợ và kháng cự trên các khung thời gian cao hơn; và các mức trên các khung thời gian nhỏ hơn.
Cách xác định được đường kháng cự và hỗ trợ
Vùng hỗ trợ và kháng cự là vùng giá nên nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất để có lựa chọn phù hợp. Cụ thể, để xác định được hai vùng này trên biểu đồ, chúng ta có thể làm như sau:
- Các khu vực giá
Với sự xác định này, bạn cần dựa vào các thanh nến để tìm ra các vùng hỗ trợ và kháng cự. Do đó, nếu chúng ta thấy nhiều nến ở vùng trên cùng hoặc dưới cùng; chúng ta có thể lấy khoảng giá giữa giá cao hoặc thấp và giá đóng cửa gần đây nhất.
- Vẽ đồ thị bằng biểu đồ đường
Thay vì biểu đồ hình nến, chúng tôi sẽ sử dụng biểu đồ đường để biết cách xác định đường kháng cự và hỗ trợ. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần trên và dưới; và dễ dàng xác định hơn nhiều.
- Mô hình kim cương được định nghĩa và nhận dạng như thế nào?
- Giá Bid và Ask là gì? Tại sao giá này lại có tầm quan trọng đến vậy?
Lưu ý khi sử dụng hai đường này
- Nếu giá dao động thường xuyên trong vùng này nhưng không bứt phá được; thì vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ rất mạnh.
- Khi giá phá vỡ, nếu giá giảm mạnh, vùng hỗ trợ sẽ trở thành vùng kháng cự trong tương lai. Và ngược lại, nếu giá tăng mạnh, vùng kháng cự sẽ trở thành vùng hỗ trợ.
- Hãy làm rõ mô hình giá trước khi quyết định đặt lệnh, bởi vì đôi khi thị trường sẽ đưa ra những đột phá sai. Dẫn đến việc nhà đầu tư đánh giá sai thị trường.
- Nếu nhà giao dịch là một nhà giao dịch trong ngày, hãy tập trung vào ngày hôm nay; và đừng quá lo lắng về việc các mức hỗ trợ và kháng cự của những ngày trước đó ở đâu. Đừng cố gắng xem quá nhiều thông tin có thể dẫn đến mất tập trung. Hãy chú ý đến những gì đang xảy ra hiện tại và đánh dấu các mức hỗ trợ và kháng cự của ngày hôm nay khi chúng hình thành.
- Việc mua và bán hỗ trợ và kháng cự cần rất nhiều thực hành. Hãy xác định mức hỗ trợ và kháng cự này và thực hiện nó trong tài khoản demo. Một nhà đầu tư chỉ nên xem xét giao dịch tiền thật nếu anh ta có lãi trong vòng vài tháng.
Tạm kết
Trên đây là tất cả những gì nhà đầu tư muốn biết về đường kháng cự và hỗ trợ. Như chúng tôi đã chia sẻ thì hai đường này đã và đang vai trò quan trọng. Trong việc phân tích và đánh giá thị trường. Hy vọng nội dung này sẽ giúp các nhà đầu tư sử dụng các ứng dụng hỗ trợ và kháng cự; một cách chính xác trong giao dịch và kiếm lợi nhuận từ chúng.
Thông tin tổng hợp: chungkhoan24h.net