Trong chúng ta chắc chắn sẽ có rất nhiều người chưa hiểu, cũng chưa biết gì về chính sách tài khóa. Họ sẽ không biết nó được phân loại ra sao và có tác dụng như thế nào trong quá trình sử dụng. Theo những những thông tin sơ bộ của chúng tôi thì đây sẽ là một chính sách giúp ích được rất nhiều cho nhà nước. Nền kinh tế sẽ được cải thiện đáng kể với việc sử dụng các công cụ liên quan đến thuế. Hoặc các hoạt động chi tiêu chính phủ cũng được thắt chặt và lên kế hoạch.
Vì sự biến động của nền kinh tế trên thị trường tài chính trong và ngoài nước là không ngừng. Vì vậy mà mọi chính sách nhà nước ban bố đều là để ổn định kinh tế trong nước. Và việc sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai loại hoạt động vô cùng lợi ích. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem chính sách tài khóa được phân loại và có tác dụng ra sao nhé.
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là một hoạt động nhằm giúp chính phủ điều chỉnh lại mức chi tiêu và thuế suất. Mục tiêu là giúp cho nền kinh tế được phát triển theo đúng quỹ đạo và định hướng. Và đặc biệt là tránh được vấn đề lạm phát kinh tế trong đất nước. Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì nó chính là một công cụ hữu ích cho nền kinh tế vĩ mô. Nó giúp bạn tác động vào quy mô và hoạt động của nền kinh tế thị trường. Thông qua các mức độ chi tiêu và ngân sách thuế từ chính phủ.
Nếu trong trường hợp nền kinh tế vẫn diễn ra bình thường thì chính sách này sẽ là nền tảng thúc đẩy kinh tế đi lên nữa. Còn nếu kinh tế đất nước rơi vào hiện trạng suy thoái và chậm phát triển. Thì nó sẽ đóng vai trò đưa kinh tế trở lại mức ban đầu. Chính phủ là nơi duy nhất có quyền hạn ban hành và thực thi chính sách tài khóa. Những người thuộc cơ quan địa phương sẽ tuyệt nhiên không được thực hiện chức năng này. Vậy là chúng tôi đã nêu được khái niệm về chính sách tài khóa là gì cho bạn. Cùng xem nó được phân loại ra sao trên thị trường nhé.
Vai trò của chính sách tài khóa
Nếu xét về phạm vi của nền kinh tế vĩ mô thì chính sách này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó bao gồm:
- Công cụ giúp cho nền kinh tế của chính phủ được điều chỉnh phù hợp. Nhờ vào việc chỉnh đốn các loại thuế và chính sách chi tiêu cũng như mua sắm. Nếu ở điều kiện bình thường, chính sách này nhằm vào mục đích giúp cho nền kinh tế được tăng trưởng và ổn định. Còn nếu như nền kinh tế đó phát triển quá mức hay dẫn đến tình trạng lạm phát. Thì lúc này, chính sách này lại đóng vai trò đưa mọi thứ trở về quỹ đạo vốn có của nó
- Nếu nói về cơ sở lý thuyết thì đây quả là một công cụ; giúp điều chỉnh sự thất bại của thị trường. Và nó sẽ đem lại sự phân bổ hợp lý về mặt nguồn lực về việc phân tích chính sách chi tiêu
- Bên cạnh đó nó còn đóng vai trò là công cụ phân phối và là nơi tái phân phối. Nhờ chính sách này mà sự ổn định về mặt kinh tế sẽ được tạo lập; giúp cho môi trường ổn định hơn về mặt đầu tư
- Dù cho nền kinh tế có tăng trưởng theo cách trực tiếp hay gián tiếp thì cũng sẽ mang đến lợi ích nhất định
Phân loại chính sách này ra sao?
Hiện nay chính sách này được phân ra thành nhiều loại và theo nhiều cách khác nhau. Chính sách được ban hành có thể thay đổi về mặt tiêu dùng, hoặc thay đổi thuế. Hay cũng có thể là thay đổi cả hai khía cạnh này giúp cho nền kinh tế trên toàn quốc được bình ổn lại. Chính sách này được phần chia thành các loại như sau:
- Chính sách tài khóa mở rộng: Nó còn gọi với một cái tên khác là tài khóa thâm hụt. Nó là một trong những chính sách giúp làm tăng lên nguồn chi tiêu nhờ vào các nguồn thu. Giúp cho kinh tế tăng trưởng và kích thích tạo việc làm cho người lao động
- Chính sách thặng dư: Nó giúp cho nguồn chi tiêu từ chính phủ bị giảm lại. Trường hợp áp dụng chính sách này là khi kinh tế tăng cao nhưng trong điều kiện không bền vững. Dễ gây ra vấn đề lạm phát trên thị trường.
- Chính sách tài khóa có ràng buộc về ngân sách: Nếu trường hợp một quốc giá có vấn đề ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Lúc này việc tăng chi và giảm thu để nền kinh tế được kích thích là không mấy khả quan. Khi đặt mục tiêu này sẽ bắt buộc chính phủ từ các nước phải giảm chi tiêu và tăng nguồn thuế suất lên
Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Vai trò, ý nghĩa của lợi nhuận thuần
Tổng kết
Toàn bộ nội dung của chúng tôi trên đây nhằm giới thiệu cho mọi người về chính sách tài khóa đất nước. Như đã nói thì nó sẽ là một công cụ hữu ích với việc điều chỉnh; và định hình kinh tế đất nước. Do vậy mà chúng ta tìm hiểu về chính sách này cũng là một lẽ đương nhiên. Và trong tương lai đôi khi nó còn là công cụ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro kinh doanh. Nhìn chung, việc nạp thêm kiến thức cho bản thân chưa bao giờ là vô bổ. Chúc bạn học thêm nhiều điều bổ ích từ bài viết về chính sách tài khóa nhé.
Tổng hợp: chungkhoan24h.net